Anh cung cấp cho Ukraine trực thăng “sát thủ diệt tăng” uy lực nhất thế giới

Ngoài xe tăng chủ lực Challenger 2 và hệ thống pháo, Anh còn cung cấp cho quân đội Ukraine mẫu trực thăng chuyên được lục quân Mỹ sử dụng trong các cuộc xung đột.

Mỗi chiếc Apache có thể mang theo tối đa 16 tên lửa chống tăng Hellfire.

Mỗi chiếc Apache có thể mang theo tối đa 16 tên lửa chống tăng Hellfire.

Theo báo Anh Mirror, 4 trực thăng tấn công Apache AH-64E là vũ khí Anh cung cấp cho Ukraine, sau 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 và 30 pháo tự hành AS-90.

Nguồn tin am hiểu vấn đề nói trên tờ Mirror: “Trực thăng Apache sẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi. Các xe tăng Challenger 2 được cung cấp trước và sau đó mới đến các trực thăng. Các quốc gia NATO khác cũng đang làm điều tương tự”.

“Quân đội Nga sở hữu hàng ngàn xe tăng nên sẽ cần nhiều hơn 4 chiếc Apache để tạo nên sự thay đổi chiến lược. Nhưng về mặt chiến thuật, đây là bước đi đáng kể”, nguồn tin cho biết. “Chúng tôi sẽ gửi 4 trực thăng Apache AH-64E, phiên bản hiện đại nhất, có thể vô hiệu hóa nhiều xe tăng trong vài giây.

Trực thăng Apache phóng tên lửa.

Trực thăng Apache phóng tên lửa.

Mỗi trực thăng Apache được trang bị 16 tên lửa chống tăng Hellfires hoặc 76 rocket Hydra cỡ 70mm và pháo cỡ 30mm. Điều đó có nghĩa là 4 chiếc Apache có thể loại bỏ một trung đoàn xe tăng gồm 70 chiếc “trong tích tắc”.

Theo báo Anh, các trực thăng Apache sử dụng động cơ do hãng Rolls Royce sản xuất, đạt tốc độ tối đa 300 km/giờ, có thể phát hiện 250 mục tiêu tiềm năng ở khoảng cách 16km.

Mỗi chiếc có giá 85 triệu USD, cần hai phi công điều khiển và một nhóm các kỹ sư để bảo dưỡng.

Theo Mirror, quân đội Anh đang thay thế các trực thăng Apache đời cũ bằng phiên bản AH-64e mới nhất và sẽ có tổng cộng 50 chiếc trong năm 2024. Các phi công Ukraine sẽ được đào tạo ở Anh còn trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng sẽ được đặt ở Ba Lan, báo Anh cho biết.

AH-64 Apache được coi là trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới. Mẫu trực thăng này được mệnh danh là sát thủ diệt xe tăng khi gây thiệt hại vô cùng lớn cho lực lượng tăng thiết giáp Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991.

Khác với với các quốc gia khác, không quân và hải quân Mỹ không vận hành trực thăng tấn công Apache mà khí tài này hoàn toàn thuộc về lục quân. Điều này giúp lục quân Mỹ có thể tự chi viện và yểm trợ trên không trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt mà không quân và hải quân chưa thể hỗ trợ.

Boeing hiện là nhà sản xuất các trực thăng Apache và tính đến năm 2020, có hơn 2.400 chiếc được xuất xưởng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thủ lĩnh tập đoàn lính đánh thuê Wagner “ghi điểm” nhờ thắng lợi trên chiến trường Ukraine

Yevgeny Prigozhin từng ngồi tù 9 năm dưới thời Liên Xô vì một số tội danh. Giờ đây với tư cách là thủ lĩnh tập đoàn lính đánh thuê Wagner, ông Prigozhin đang “ghi điểm” với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Mirror ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN