60 máy bay do thám Mỹ áp sát TQ trong một tháng và kế hoạch phía sau?

Ít nhất 60 máy bay do thám Mỹ đã áp sát trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong tháng 9 và có dấu hiệu Mỹ đang chuẩn bị cho các nhiệm vụ quân sự từ khoảng cách xa tới Biển Đông trong tương lai.

Máy bay trinh sát RC-135S của Mỹ.

Máy bay trinh sát RC-135S của Mỹ.

Trong số 60 máy bay do thám Mỹ, 41 chiếc hoạt động ở Biển Đông, 6 chiếc hoạt động ở Biển Hoa Đông và hướng lên phía bắc, 13 chiếc hoạt động ở biển Hoàng Hải, theo SCMP.

Đây là thống kê của Viện nghiên cứu Tình hình Chiến lược biển Đông (SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Báo cáo cho biết Mỹ đang gia tăng các chuyến bay tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay do thám hoạt động ở Biển Đông. Các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ còn cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam.

“Máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam là điều bất thường, không hề hiệu quả và tiêu tốn chi phí lớn hơn, so với bay từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản”, SCSPI đánh giá.

SCSPI cho rằng, Mỹ đang mô phỏng các tình huống cực đoan, trong đó máy bay quân sự phải cất cánh từ căn cứ ở Tây Thái Bình Dương, bay thẳng tới Biển Đông thay vì cất cánh từ các căn cứ khác trong khu vực.

“Biển Đông vẫn là khu vực được Mỹ tập trung hàng đầu. Nhưng các chuyến bay do thám của Mỹ ở biển Hoàng Hải tăng mạnh so với vài tháng trước cũng là điều đáng lưu tâm”, báo cáo viết.

Máy bay quân sự Mỹ thường thực hiện sứ mệnh do thám theo kế hoạch và do thám trong tình huống cụ thể. 13 máy bay do thám Mỹ hoạt động ở biển Hoàng Hải và 3 máy bay ở biển Hoa Đông, vào thời điểm quân đội Trung Quốc tập trận quân sự rầm rộ, báo cáo cho biết.

SCSPI nhấn mạnh rằng không thể biết chính xác số lần máy bay quân sự Mỹ do thám Trung Quốc vì có trường hợp máy bay trinh sát Mỹ giả dạng làm máy bay dân sự, hoặc tắt thiết bị định vị.

Cuối tháng 9, một máy bay của không quân Mỹ bay qua biển Hoàng Hải đã thay đổi mã nhận dạng, khiến các cơ quan không lưu dưới mặt đất nhận là máy bay Philippines, SCSPI cho biết.

Cũng trong tháng 9, một trinh sát cơ RC-135S củ Mỹ giả dạng làm máy bay thương mại của Malaysia, khi bay gần không phận Trung Quốc. Ở thời điểm đó, SCSPI cho rằng, máy bay Mỹ làm vậy là để tránh sự chú ý của hệ thống phòng không Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo hành động cải trang như vậy tiềm ẩn nguy cơ gây thảm họa hàng không.

Năm 1983, chiến đấu cơ Liên Xô bắn rơi máy bay thương mại của hãng Korean Airlines, khiến toàn bộ 269 người thiệt mạng, vì các chỉ huy Liên Xô nghĩ rằng đó là máy bay do thám Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau vụ Mỹ do thám tập trận, bảo tàng TQ mời phi công Mỹ đến xem xác máy bay U-2 bị bắn rơi

Bảo tàng quân sự Trung Quốc gửi thư mời các phi công Mỹ đến xem xác máy bay do thám U-2, hiện đang được trưng bày tại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN