5 điều có thể bạn chưa biết về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga

Ngày 9.5 hàng năm là thời điểm Nga rầm rộ tổ chức duyệt binh mừng Ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, với những trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất.

5 điều có thể bạn chưa biết về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga - 1

Siêu tăng T-14 Armata của Nga xuất hiện trên Quảng trường Đỏ.

Nhân dịp này, trang Sputnik của Nga đã điểm lại những sự kiện nổi bật trong suốt quá trình lịch sử Nga tổ chức lễ duyệt binh.

Lễ duyệt binh đầu tiên không tổ chức vào tháng 5

Mặc dù 9.5 được coi là ngày chiến thắng trước phát xít Đức, lễ duyệt binh đầu tiên trên thực tế được tổ chức vào ngày 24.6.1945.

Phải đến 20 năm sau, vào năm 1965, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev mới tuyên bố 9.5 là ngày nghỉ lễ quốc gia và tổ chức duyệt binh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, lễ duyệt binh thường niên bị tạm ngừng cho đến năm 1995, nhưng khi đó không có sự xuất hiện của các phương tiện quân sự.

Đến năm 2008, lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng mới đánh dấu sự xuất hiện trở lại của các phương tiện quân sự, bao gồm cả máy bay.

Lá cờ Chiến thắng chỉ duy nhất một lần xuất hiện ở Quảng trường Đỏ

5 điều có thể bạn chưa biết về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga - 2

Duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng năm 1945.

Lá cờ Chiến thắng nổi tiếng, từng tung bay ở Berlin năm 1945 trên thực tế chỉ duy nhất một lần xuất hiện trong cuộc duyệt binh và đó cũng không phải năm 1945.

Cuộc duyệt binh năm 1945 không có sự xuất hiện của lá cờ bởi 4 binh sĩ Liên Xô từng treo lá cờ trên tòa nhà quốc hội Đức không được huấn luyện diễu hành.

4 binh sĩ này chỉ diễu hành với lá cờ nguyên bản vào năm 1965. Kể từ đó, lá cờ được bảo quản đặc biệt để gìn giữ theo thời gian. Các cuộc duyệt binh sau này chỉ sử dụng lá cờ khác giống hệt.

Tên lửa hạt nhân đều là “đồ thật”

Có những tranh cãi rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) xuất hiện trong cuộc duyệt binh có thể không phải là thật vì lý do an toàn.

Ngược lại, có lời đồn đại rằng các tên lửa Topol-M và nhiều ICBM khác hoàn toàn có thể khai hỏa ngay khi duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.

Trong cuộc duyệt binh năm 1965, lãnh đạo Liên Xô Khrushchev công bố nhiều mẫu ICBM hoàn toàn mới, nhưng các mẫu này đều không được phát triển về sau.

5 điều có thể bạn chưa biết về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga - 3

Tên lửa hạt nhân xuất hiện trong lễ duyệt binh năm 1965.

Theo báo Nga Rossiyskaya Gazeta, các tên lửa hạt nhân của Nga ngày nay xuất hiện trong cuộc duyệt binh đều là thật. Nhưng trên thực tế, không một ai có thể kiểm chứng điều này.

Từng có hai cuộc duyệt binh vào năm 1995

Vào năm 1995, Tổng thống Nga Boris Yeltsin lần đầu tổ chức duyệt binh kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Lãnh đạo 52 quốc gia, bao gồm Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân có mặt chứng kiến lễ duyệt binh.

Nhưng các khí tài quân sự khi đó không xuất hiện trên Quảng trường Đỏ. Thay vào đó, các cựu chiến binh đại diện cho các lực lượng từng chiến đấu trong Thế chiến 2 tham gia diễu hành.

Các phương tiện quân sự duyệt binh riêng ở Poklonnaya Gora, đài tưởng niệm lớn cách Điện Kremlin khoảng 9km.

Quân Đồng minh lần đầu tham gia duyệt binh năm 2010

5 điều có thể bạn chưa biết về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga - 4

Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới tham dự lễ duyệt binh năm 1995.

Lực lượng của các nước Đồng minh chỉ tham gia duyệt binh vào năm 2010, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng. Binh sĩ Mỹ, Anh, Pháp và Ba Lan tham gia duyệt binh.

Bên cạnh các lực lượng phương Tây là binh sĩ của khối Liên Xô cũ, bao gồm Azerbaijan, Armenia, Belorussia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Moldova.

Trước năm 2010, quân Đồng minh chỉ một lần duyệt binh mừng Ngày chiến thắng ngay tại Berlin, Đức, vào ngày 7.9.1945. Vào ngày đó, Liên Xô, Pháp, Anh và Mỹ đều duyệt binh cùng nhau.

Dàn vũ khí tối tân Nga sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh Ngày chiến thắng

Lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9.5 tới có sự xuất hiện của hơn 10.000 binh sĩ, 120 khí tài quân sự và 70 máy bay, cùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN