4 nội dung "đầy khó khăn" Ukraine và Nga thảo luận trong vòng đàm phán mới

Hôm 14.3, vòng đàm phán thứ 4 giữa Nga – Ukraine nhằm chấm dứt xung đột diễn ra theo hình thức trực tuyến. Cuộc đàm phán được cho là có khả năng mở ra cơ hội tổ chức đối thoại giữa Tổng thống Nga Putin với Tổng thống Ukraine Zelensky.

Phái đoàn ngoại giao Nga – Ukraine đàm phán trực tuyến hôm 14.3 (ảnh: Reuters)

Phái đoàn ngoại giao Nga – Ukraine đàm phán trực tuyến hôm 14.3 (ảnh: Reuters)

Mykhailo Podolyak – một trong số các nhà đàm phán của phái đoàn Ukraine – cho biết, Kiev mong muốn đạt được lệnh ngừng bắn, trước khi bàn về việc chấm dứt xung đột với Nga.

“Vòng đàm phán thứ 4. Chúng tôi đàm phán về hòa bình, lệnh ngừng bắn, rút quân ngay lập tức và đảm bảo an ninh. Một cuộc thảo luận đầy khó khăn”, ông Podolyak viết trên mạng xã hội.

Theo ông Podolyak, Moscow và Kiev rất khó để tìm được tiếng nói chung khi Nga giữ quan điểm cho rằng chiến dịch quân sự ở Ukraine là “đúng đắn”.

“Lý do bất hòa là quan điểm chính trị của mỗi bên quá khác biệt”, ông Podolyak nhận xét.

Ông Podolyak nhấn mạnh, chỉ khi Nga chấp nhận ra lệnh ngừng bắn, 2 bên mới có thể tiếp tục giải quyết các bất đồng khác.

Trước khi vòng đàm phán diễn ra, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, ông giao nhiệm vụ cho các nhà ngoại giao của mình thúc đẩy một cuộc đối thoại với Tổng thống Nga Putin.

“Phái đoàn của chúng tôi có nhiệm vụ rõ ràng, đó là làm mọi cách để đảm bảo một cuộc gặp giữa hai tổng thống - cuộc gặp mà tôi chắc chắn mọi người đều đang chờ đợi”, ông Zelensky phát biểu hôm 13.3.

Trong khi cuộc đàm phán diễn ra, ông Zelensky gửi một tin nhắn video trên mạng xã hội cho biết: “Cuộc thảo luận khó khăn đang diễn ra. Mọi người đang chờ đợi tin tức. Chúng ta sẽ sớm có kết quả”.

Không lâu sau phát biểu của Tổng thống Zelensky, ông Podoliak đăng một bài viết trên Twitter thông báo, cuộc đàm phán với Nga đã bị “tạm dừng” và sẽ tiếp tục vào ngày 15.3.

Nguồn: [Link nguồn]

Châu Âu đi ngược dòng, trở thành ”rốn hút vũ khí” của thế giới

Từ sau cuộc khủng hoảng an ninh ở Ukraine năm 2014, tốc độ nhập khẩu vũ khí của nhiều nước châu Âu đã tăng lên đáng kể. Nhiều chuyên gia lo ngại, số vũ khí nhập khẩu vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN