Sếp Thế Giới Di Động muốn mua thêm 1,5 triệu đỡ giá cổ phiếu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chủ tịch và CEO Thế Giới Di Động cùng chi tiền "bắt đáy" cổ phiếu MWG khi thị giá giảm hơn 40% sau 2 tháng.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.

Mục đích giao dịch là tăng tỷ lệ sở hữu, thời gian thực hiện giao dịch dự kiến trong khoảng thời gian 14/11 - 13/12. Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu nắm giữ của vị chủ tịch dự kiến nâng lên 35 triệu cổ phiếu, tỷ lệ tăng từ 2,3% lên 2,4% vốn điều lệ.

Cùng chiều mua, ngày 7/11 vừa qua, ông Trần Huy Thanh Tùng - Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động cũng đăng ký mua 500.000 cổ phiếu MWG với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.

So với mức giá cách đây 2 tháng, cổ phiếu MWG đã giảm hơn 41%.

So với mức giá cách đây 2 tháng, cổ phiếu MWG đã giảm hơn 41%.

Cụ thể, giao dịch dự kiến được thực hiện trong thời gian từ 11/11 đến 9/12. Hiện tại, ông Tùng đang sở hữu 10,63 triệu cổ phiếu MWG, tỷ lệ sở hữu 0,726%. Nếu giao dịch thành công, vị CEO này sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 11,13 triệu đơn vị, tỷ lệ 0,76%.

Trên thị trường, cổ phiếu MWG đang giảm theo xu hướng chung của thị trường. Sau hai phiên giảm sàn liên tiếp, chốt phiên 8/11, cổ phiếu MWG tăng nhẹ lên mức 44.600 đồng/cp. Tuy nhiên, so với mức giá cách đây 2 tháng, cổ phiếu MWG đã giảm hơn 41%.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, Thế Giới Di Động đạt doanh thu thuần 32.012 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 906 tỷ đồng, tăng 32% và 16% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 102.816 tỷ đồng và 3.483 tỷ đồng.

Đáng chú ý, công ty này cho biết, ban lãnh đạo MWG đã nhận định từ sớm về các kịch bản của thị trường và các biến động bất lợi có thể có trong ngành nghề mà công ty đang hoạt động, gồm: tác động của lạm phát đến sức mua của người tiêu dùng (đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu); chi phí đầu vào và chi phí tài chính tăng, rủi ro chuỗi cung ứng, rủi ro tỷ giá... Do đó công ty đã tạm dừng mở cửa hàng mới ở tất cả các chuỗi (ngoại trừ một số ít cửa hàng thử nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay).

Quay trở lại thị trường chứng khoán, trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định như hiện nay, dù một số mã ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dần phục hồi khi dòng tiền đổ vào bắt đáy nhưng số mã giảm vẫn chiếm ưu thế hơn trên bảng điện khi đà tăng phụ thuộc vào nhóm vốn hóa lớn. 

Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn, hạn chế bắt đáy sớm.

Công ty CK MB (MBS) cho rằng, một phiên hồi là chưa đủ dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm đã đảo chiều, nhưng triển vọng hồi phục sẽ được củng cố, trong bối cảnh chứng khoán thế giới đã tăng mạnh.

Do vậy, nhà đầu tư nên căn cứ theo diễn biến ở cổ phiếu riêng lẻ, mức chiết khấu cao có thể là cơ hội để mua gom các nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý III vượt kỳ vọng.

Trong khi đó, theo phân tích của CTCK Vietcombank (VCBS), VN-Index kết phiên tạo mẫu hình nến xuyên thấu (Piercing Pattern) đảo chiều cùng với việc tạo đáy tiếp theo của RSI, cho thấy sự bi quan của thị trường đã giảm bớt.

Tuy nhiên chỉ báo ADX và DI- đều đang ở mức cao nên vẫn cần thêm tín hiệu xác nhận rõ ràng hơn thì mới có thể kỳ vọng thị trường thoát khỏi xu hướng giảm.

“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn, hạn chế bắt đáy sớm để quản trị tối đa rủi ro, khi VN-Index vẫn đang có diễn biến rung lắc mạnh trong những phiên gần đây” – VCBS lưu ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Người bị om vốn, người phải “bán tháo” bất động sản vì áp lực tin đồn từ mạng xã hội

Trên một số trang mạng xã hội vô tình xuất hiện tin đồn thất thiệt về các ông lớn bất động sản. Dù chưa được kiểm chứng nhưng với các nhà đầu tư cá nhân, tin đồn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN