Cổ phiếu bất động “lau sàn” la liệt, có nên bắt đáy?
Sắc đỏ bao trùm thị trường phiên đầu tuần, trong đó nhóm gần 40 cổ phiếu bất động sản và xây dựng “lau sàn”. Nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp đứng đầu ngành chất sàn cả chục triệu đơn vị.
VN-Index có phiên mở đầu tuần bán tháo thê thảm, đà giảm của thị trường đang tiến gần tới phiên thứ tư liên tiếp, khi sắc đỏ bao trùm bảng điện sáng nay. Áp lực bán tăng vọt từ khi mở cửa, đặc biệt với nhóm bất động sản và xây dựng, gây sức ép lên chỉ số. Dù nhiều cổ phiếu lùi sâu về giá sàn, lực mua vẫn thận trọng. Thanh khoản ở nhiều mã cổ phiếu giảm mạnh, có cổ phiếu gần như mất giao dịch.
Riêng nhóm bất động sản mức giảm chung 2,88% dù không phải là nhóm có điểm số giảm mạnh nhất nhưng có đến gần 40 cổ phiếu "lau sàn", 30 cổ phiếu rực lửa, duy nhất 4 mã giữ được nhịp tăng giá.
Sắc đỏ bao trùm thị trường trong phiên đầu tuần, trong đó có gần 40 mã bất động sản và xây dựng "lau sàn"
Một số cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành như NVL giảm 6,84% với dư bán 9,5 triệu cổ phiếu giá sàn, PDR giảm 6,93% dư bán sàn 9 triệu cổ, CEO, CKG, DIG, DXG, DXS, HDC, HDG, HUT, KBC, KDH, L14, NLG cũng lau sàn. Họ nhà Vin gồm VRE, VIC, VHM không tránh được xu hướng chung của thị trường cũng rực lửa, giảm lần lượt 1,92%; ,66% và 1,35%.
Chốt phiên, VN-Index mất gần 22 điểm (2,2%) xuống 975,19 điểm. Số mã giảm sàn ghi nhận 136 mã, trong số gần 400 mã giảm. VN30-Index giảm hơn 25 điểm (2,51%) còn 972,85 điểm, với 8/30 mã giảm hết biên độ. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng mất gần 3%.
Trao đổi với báo giới về những khó khăn chung thị trường bất động sản, ông Bùi Xuân Huy - Chủ tịch HĐQT Novaland - cho rằng những khó khăn của thị trường ở thời điểm hiện tại là chưa từng có tiền lệ. “Thị trường hiện nay diễn biến theo hướng không thuận lợi cho nhiều ngành, đặc biệt là ngành bất động sản với khó khăn hàng đầu là siết tín dụng đối với người mua nhà và rất khó để các nhà phát triển bất động sản tiếp cận các nguồn vốn.”, ông Huy nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi có nên bắt đáy cổ phiếu bất động sản ở thời điểm hiện tại không, ông Vicente Nguyen, CIO AFC Vietnam Fund (quỹ đầu tư quy mô hơn 70 triệu USD) cho rằng yếu tố quan trọng nhất của nhóm bất động sản hiện nay là nội tại doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng lên mạnh mẽ tính thanh khoản của thị trường bất động sản đặc biệt doanh nghiệp được tài trợ bởi dòng vốn vay nguy cơ rơi vào tình trạng đóng băng.
Thanh khoản giảm doanh nghiệp đối diện khó khăn lớn. Cho dù giá thành sản phẩm 1 mà bán ra 3 nhưng thay vì lúc trước bán được 1 triệu sản phẩm thì giờ bán được 100 thôi sẽ khiến lợi nhuận biên không đủ bù chi phí, khoản vay làm cho lợi nhuận giảm.
"Khi lãi suất tăng lên mạnh thì tính thanh khoản bất động sản giảm kịch liệt, bây giờ đang phản chiếu điều đó cho nên thị trường bất động sản cần thời gian vài năm để hồi phục, lấy lại niềm tin khi đó các công ty bất động sản mới bắt đầu cho thấy dấu hiệu phục hồi. Vào thời điểm này hãy thôi suy nghĩ đến vấn đề cổ phiếu bất động sản", CIO AFC Vietnam Fund khuyến nghị.
Thị trường ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh thanh khoản giảm và ở mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế và tâm lý tiêu cực của NĐT.
Theo nhận định của các công ty chứng khoán, trong phiên giao dịch 8/11, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm và NĐT được khuyến cáo nên kiên nhẫn quan sát, nâng cao tỉ trọng tiền mặt, hạn chế việc bắt đáy sớm khi VN-Index vẫn còn có diễn biến rung lắc.
CTCK Tân Việt – TVSI phân tích, từ phiên giao dịch đầu tuần cho thấy áp lực cung hiện quá chênh lệch so với lực cầu hiện tại. Số lượng cổ phiếu giảm và giảm sàn chiếm áp đảo với nhiều cổ phiếu có lượng dư bán sàn lớn tập trung ở nhóm BĐS. Tình trạng giải chấp ở nhiều cổ phiếu BĐS khiến nhiều cổ phiếu mất thanh khoản và có hiệu ứng tâm lý lây lan sang các mã ngành khác.
“Theo quan sát của TVSI bên bán đang cố bán bằng mọi giá bất chấp định giá của các doanh nghiệp điều này cho thấy nhu cầu cấp bách về dòng tiền trong ngắn hạn. Diễn biến phiên giao dịch tới là khá khó lường bởi mức hỗ trợ của ngày 25/10/2022 quanh mức 962 điểm đang khá mong manh trước áp lực cung hiện tại” – TVSI lưu ý.
Tương tự, CTCK Vietcombank – VCBS cũng nhìn nhận, xác suất VN-Index rơi dưới khu vực đáy 970 điểm và hướng về 900 điểm là cần được tính đến nếu lực cầu vẫn chưa trở lại.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn quan sát, nâng cao tỉ trọng tiền mặt, hạn chế việc bắt đáy sớm khi VN-Index vẫn còn có diễn biến rung lắc mạnh và chưa tạo được điểm cân bằng.
Nguồn: [Link nguồn]
Với mức tăng gần 39%, cổ phiếu của công ty này đã trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán tuần qua. Nếu so với đáy lịch sử xác nhận vào ngày 26/10, thị giá cổ...