Nóng lòng chờ đợi quyết định "chơi hay nghỉ chơi" của "con cưng" nhà bầu Đức

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường có một phiên bứt phá khá tốt nhờ lực kéo của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Đóng cửa phiên giao dịch 17/2, chỉ số VN-Index tăng 15,89 điểm (1,06%) lên 1.507,99 điểm; HNX-Index tăng 0,26% lên 430,24 điểm và UPCom-Index tăng 0,51% lên 112,37 điểm.

VN-Index tăng 15,89 điểm (1,06%) lên 1.507,99 điểm.

VN-Index tăng 15,89 điểm (1,06%) lên 1.507,99 điểm.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 22.000 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng sau vài phiên lình xình giằng co gần đây đã bùng nổ, các cổ phiếu như ACB, BID, CTG, MBB, STB, VCB, VIB, HDB, TCB, VPB, TPB…đều tăng mạnh và là động lực quan trọng giúp VN-Index vượt mốc 1.500 điểm.

Trong nhóm vốn hóa lớn, GAS hôm nay "tỏa sáng" khi tăng gần 3,7% và mang lại cho thị trường tới hơn 2 điểm. Cùng với đó, một số mã thuộc nhóm này như MSN, BID, VHM, VPB.. cũng tăng khá tốt giúp sắc xanh thị trường được củng cố.

Trong nhóm dầu khí, ngoài GAS tăng điểm thì một số mã còn lại phân hóa khá mạnh. Nhiều mã như PVC, PVD, PGS, PGD, PGS đóng cửa giảm điểm.

PGV, SSB và BVH tác động tiêu cực nhất lên thị trường khi lấy đi của VN-Index 0,5 điểm.

HAG tăng nhẹ 0,45% lên mốc 11.150 điểm.

HAG tăng nhẹ 0,45% lên mốc 11.150 điểm.

Cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai hôm nay tiếp tục giằng co. May mắn đến cuối phiên chốt ở mốc xanh. Theo đó HAG tăng nhẹ 0,45% lên mốc 11.150 điểm. KHối lượng giao dịch toàn phiên vẫn đạt khá lớn với hơn 13,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Trước nguy cơ bị hủy niêm yết, cổ phiếu HAG đang trên đà lao dốc khi tính chung trong 1 tháng trở lại đây đã bay mất hơn 28,75% giá trị.

Hiện cổ phiếu HAG đang là tâm điểm của thị trường chứng khoán khi việc hủy niêm yết trên sàn HOSE của mã này vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Cổ phiếu của bầu Đức đang đứng trước giai đoạn khó khăn.

Cổ phiếu của bầu Đức đang đứng trước giai đoạn khó khăn.

Mặc dù ban lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai trước đó đã kiến nghị lên UBCKNN, VNX và HoSE xem xét đến tình hình hiện tại của HAGL để duy trì việc niêm yết cổ phiếu bởi vì hầu hết cổ đông đang sở hữu cổ phiếu HAG hiện nay đều mua cổ phiếu dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai chứ không dựa vào các thông tin tài chính trong quá khứ cách nay 3-5 năm; đồng thời mới đây một nhóm cổ đông cũng đã gửi đơn "kêu cứu" tới cơ quan chức năng nhưng hiện HOSE vẫn chưa hề lên tiếng phản hồi.

Việc hủy hay không hủy mã cổ phiếu này hiện đang gặp nhiều yếu tố trái chiều. Bởi lẽ, theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 120 Nghị định 155 năm 2020 của Chính phủ thì doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết trong trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục trước thời điểm xem xét (không phải là "liền trước thời điểm xem xét" và cũng không đề cập đến việc có hồi tố hay không hồi tố). Cổ phiếu HAG có thể bị hủy niêm yết nếu chiếu theo quy định này.

Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng phản ánh hành động quá chậm chạp của cơ quan chức năng, mà cụ thể là HoSE. Lẽ ra, nếu hủy niêm yết cổ phiếu HAG theo điểm này thì phải hủy ngay sau khi doanh nghiệp công bố báo cáo kiểm toán có nội dung hồi tố đối với thời gian trước đó.

Còn nếu hủy niêm yết theo Khoản l Điểm 1 Điều 120 Nghị định 155 thì cũng không sai vì với việc doanh nghiệp không công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN về việc điều chỉnh hồi tố BCTC năm 2019 thì trường hợp này có thể xem là cố tình che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng... Vào ngày 28/1, HoSE cũng đã công bố thông tin về việc xử phạt đối với HAGL với vi phạm này.

Về vấn đề xử lý của HoSE đối với cổ phiếu HAG, trường hợp có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán, HAG sẽ thuộc diện kiểm soát sau khi có Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 đã được kiểm toán theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quy chế niêm yết chứng khoán của HoSE. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến năm 2019, cổ phiếu HAG duy trì tình trạng cảnh báo tại HoSE. Như vậy, quá trình xử lý của HoSE được cho là chưa đúng với quy chế niêm yết.

Dù quyết định của cơ quan chức năng có là gì đi chăng nữa thì người thiệt thòi nhất vẫn sẽ là cổ đông của HAG. Mã này đã liên tục lao dốc trong khoảng thời gian gần đây. Dù có được giữ niêm yết ở sàn HOSE thì lòng tin của cổ đông cũng sẽ khó lòng giữ được.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu nhóm ngành bất động sản đã thực sự hồi sinh?

Nhận định về phiên giao dịch ngày 17/2, các công ty chứng khoán và chuyên gia cho rằng diễn biến của thị trường thường rất khó lường và có thể sẽ có biến động mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN