Nợ ngắn hạn của Thế giới Di động lên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng

Trên thị trường chứng khoán, MWG liên tục lao dốc, mất giá với lượng cổ phiếu được khối ngoại "xả hàng" liên tục. 

VN-Index tăng điểm ngay từ mở cửa giao dịch. Cổ phiếu thép bứt mạnh đầu phiên, HPG, HSG, NKG ghi nhận khối lượng giao dịch lớn và đều tăng tốt. POM tăng trần. Đây là nhóm dẫn dắt chính của thị trường đầu phiên.

Trên toàn thị trường, chỉ số phần lớn các ngành tăng nhưng không mạnh. Đi ngược thị trường là ngành dịch vụ tài chính, hóa chất, viễn thông, du lịch và giải trí, bảo hiểm, y tế, đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng, phương tiện truyền thông.

Sau những phút giao dịch tích cực, đã có một vài những áp lực bán nhất định xuất hiện khiến thị trường liên tục rung lắc. Thậm chí có thời điểm VN-Index còn quay đầu giảm điểm. Tuy nhiên nhờ sự xuất sắc của một số cổ phiếu vốn hóa lớn ở trong VN30 thì thị trường vẫn có thể duy trì được sắc xanh cho đến cuối phiên.

Kết quả hôm nay 8/12, Vn-Index tăng 2,95 điểm (0,26%) còn 1.124,44 điểm. HNX Index giảm 0,64 điểm (0,27%), còn 231,20 điểm. Chỉ số Upcom đứng ở mức 85,71 điểm, không đổi so với phiên hôm qua.

Thị trường có sự phân hóa mạnh phiên cuối tuần

Thị trường có sự phân hóa mạnh phiên cuối tuần

Thanh khoản sau phiên tăng mạnh lại chìm nghỉm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 20,3 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 283 mã tăng, 221 mã giảm và 91 mã giữ giá tham chiếu.

BID là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 1,68 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB lấy đi của Vn-Index 0,27 điểm.

Khối ngoại hôm nay vẫn tiếp tục đà bán ròng mạnh với giá trị vào khoảng hươn 480 tỷ đồng. Trong đó tiếp tục tập trung chủ yếu vào VHM (-247.76 tỷ) khi đây vẫn là cổ phiếu bị bán ta đáng kể nhất toàn thị trường. 

Phiên này, MWG có cú bứt tới 4,28%. Mã này đang có nhịp tăng khá dài dù có vẻ bị nhiều nhà đầu tư thất sủng. Chốt phiên, MWG đạt mức giá 42.600 đồng/cổ phiếu.

Về diễn biến giá cổ phiếu MWG, tại ngày 14/9/2023, cổ phiếu đạt đỉnh với mức giá 57.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó, MWG liên tục lao dốc, mất giá với lượng cổ phiếu được khối ngoại "xả hàng" liên tục. 

 Cụ thể, quỹ Arisaig Asia Fund từ tháng 4 đến tháng 11 đã liên tiếp bán ra hàng triệu cổ phiếu MWG, giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 4,997% và không còn là cổ đông lớn của Thế giới Di động.

Nhóm Quỹ Dragon Capital cũng có động thái liên tục thoái vốn khỏi MWG với giao dịch lớn nhất diễn ra vào ngày 1/11/2023 bán ra 4,1 triệu cổ phiếu. Quỹ Dragon Capital sau đó đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,19% xuống chỉ còn 6,91%.

Liên quan đến MWG, theo báo cáo tài chính, tại cuối quý 3, tổng tài sản MWG đạt 58.644,8 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm một nửa, chỉ còn 2.351,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng vẫn đang chiếm 20.901,9 tỷ đồng.

Hàng tồn kho có xu hướng giảm từ 25.969,1 tỷ đồng xuống còn 22.853,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ giảm 11%. Công ty đang dự phòng giảm giá hàng tồn kho 226,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, chỉ tiêu về tài sản cố định của MWG giảm tới 24,2% xuống chỉ còn 7.370,8 tỷ đồng.

Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài

Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài

Ghi nhận trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn 60,3% tương đương 35.374,6 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 29.475,3 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, MWG có xu hướng tăng cường nợ vay ngắn hạn. Chỉ tiêu về các khoản vay ngắn hạn đã tăng từ 10.688,1 tỷ lên 17.026,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng tới gần 60%. Điều này tương đương việc chỉ trong 9 tháng đầu năm, nợ vay ngắn hạn của MWG đã tăng hơn 6.300 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia nào ở Việt Nam từng chi tiền làm đường nối đảo với đất liền gây choáng?

Công trình này là điểm nhấn ấn tượng, góp phần phát triển du lịch cho một khu vực từng nghèo khó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN