Dịch Covid-19 bùng phát, người dân đang mang tiền tiết kiệm đổ vào đâu?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thêm 1 phiên giao dịch nữa VN-Index vững vàng ở mốc lịch sử 1.300 điểm nhờ lòng tin của nhà đầu tư.

Kết thúc phiên giao dịch 26/5, VN-Index tăng 8,12 điểm (0,62%) lên 1.316,7 điểm. HNX-Index tăng 3,27 điểm (1,08%) lên 304,86 điểm. UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (0,18%) lên 83,06 điểm.

VN-Index tăng 8,12 điểm (0,62%) lên 1.316,7 điểm.

VN-Index tăng 8,12 điểm (0,62%) lên 1.316,7 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 911 triệu cổ phiếu, trị giá 25.775 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có một phiên vui mừng khi cổ phiếu toàn ngành bật tăng mạnh mẽ. BAB, EIB tăng trần. SSB, LPB, BVB tăng trên 6%. Các cổ phiếu ngân hàng khác đều tăng tốt. Trong số 26 cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên 3 sàn HoSE, HNX, UpCOM thì phiên hôm nay chỉ có cổ phiếu BID giảm nhẹ; VBB đứng giá còn lại đều tăng rất tốt.

Ở chiều ngược lại, NVL, VIC và GAS là những mã cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index hơn 0,5 điểm.

Lượng tiền chuyển từ tài khoản tiết kiệm sang thị trường chứng khoán rất lớn.

Lượng tiền chuyển từ tài khoản tiết kiệm sang thị trường chứng khoán rất lớn.

Qua phiên giao dịch hôm nay, VN-Index vẫn vững vàng ở mốc 1.300 điểm. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển.  HNX-Index và VN30-Index băng qua vùng 300 điểm và 1.400 điểm. Đây đều là những đỉnh cao mọi thời đại của các chỉ số này.

Có thể thấy rằng, nhà đầu tư trở nên bình tĩnh hơn trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam. Không như những lần trước đó, thông tin về những ca nhiễm ngoài cộng đồng khiến thị trường bất ngờ lao dốc. Nhưng mọi thứ đã thay đổi, việc hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày và diễn biến dịch trở nên phức tạp hơn không tác động đến tâm lý thị trường.

Trong tháng 3 và tháng 4, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới hàng trăm nghìn tài khoản giao dịch chứng khoán. Đây là những con số chưa từng có trong lịch sử. Tính đến cuối tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hơn 3,14 triệu tài khoản, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước là 3,09 triệu.

Thời điểm hiện nay, nhà đầu tư cá nhân trong nước "chiếm sóng" khi chiếm trên 80% giá trị giao dịch của thị trường. Đáng chú ý hơn, trong 4 tháng đầu năm, khối này bơm vào hơn 1 tỷ USD để mua vào cổ phiếu từ khối ngoại.

Theo nhiều chuyên gia, lượng tiền chuyển từ tài khoản tiết kiệm sang thị trường chứng khoán rất lớn. Lượng tiền chuyển sang thị trường chứng khoán lớn tới mức các công ty chứng khoán đã "kiệt" margin. Nếu như trước đây, khi tình trạng này diễn ra sẽ tác động rất lớn đến thị trường.

Nhưng hiện tại, mặc dù các công ty chứng khoán "căng" margin, thị trường vẫn cứ tăng, lượng tiền vẫn vào. Điều này chứng tỏ tài khoản tiết kiệm dịch chuyển sang tài khoản đầu tư của người dân rất nhiều.

Có thể khẳng định, diễn biến thị trường tốt không chỉ nằm ở việc tăng điểm, mà còn thể hiện ở việc huy động vốn nhiều hơn trên thị trường để hồi phục nền kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

”Công thần” của bầu Đức bất ngờ bị xử phạt vì giao dịch ”chui”

Thị trường chứng khoán lập đỉnh mới nhờ dòng tiền luân chuyển mạnh trong thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN