Đại gia ngành sữa thâu tóm lẫn nhau, tỷ phú Thái Lan "ngư ông đắc lợi" hàng trăm tỷ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đà tăng lan tỏa hầu hết các nhóm ngành, VN-Index bứt phá hơn 15 điểm, lên mức cao nhất kể từ đầu năm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, VN-Index tăng 15,05 điểm (1,46%) lên 1.045,96 điểm. HNX-Index tăng 3,02 điểm (1,9%) lên 162,32 điểm. UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (0,01%) lên 68,72 điểm.

VN-Index tăng 15,05 điểm (1,46%) lên 1.045,96 điểm. 

VN-Index tăng 15,05 điểm (1,46%) lên 1.045,96 điểm. 

Thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao nhưng có phần giảm so với phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 569 triệu cổ phiếu, trị giá 11.969 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 2.169 tỷ đồng.

Đà tăng của thị trường được dẫn dắt bởi nhóm Bluechips với hàng loạt mã tăng mạnh như BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, SAB, VJC, PLX, PNJ, VHM, MWG…Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng cũng giao dịch bùng nổ với nhiều mã tăng mạnh như ACB, BID, CTG, MBB, VPB, TCB, MBB…,qua đó giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.

Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm Bluechips mà còn lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác như thép (HSG, HPG, NKG, POM, VGS…), chứng khoán (AGR, BSI, BVS, HCM, MBS, VND, VCI…), bất động sản, xây dựng (DIG, DXG, FCN, HBC, HDC, SCR, DPG…).

Các cổ phiếu hàng không (HVN, VJC, ACV, SCS, AST…), cảng biển (GMD, HAH, VSC…) cũng chung xu hướng thị trường tăng mạnh trong phiên hôm nay.

VNM tăng 600 đồng/cổ phiếu lên mốc 112.600 đồng/cổ phiếu. 

VNM tăng 600 đồng/cổ phiếu lên mốc 112.600 đồng/cổ phiếu. 

Cổ phiếu VNM hôm nay cũng có mức tăng khá tốt khi tăng 600 đồng/cổ phiếu lên mốc 112.600 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có  gần 2,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Hiện cổ phiếu VNM vẫn đang duy trì được đà tăng khá tốt với mức tăng 4,74% giá trị khi tính qua 1 tháng và tăng hơn 10% giá trị khi tính theo mốc quý.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, mới đây Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam vừa thông báo nội dung chi tiết về việc tạm ứng cổ tức đợt 2 của năm 2020 bằng tiền mặt. Vinamilk sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 5/1/2021 và thanh toán cổ tức ngày 26/2/2021 với tỷ lệ 10% (mỗi cổ phiếu nhận được 1.000 đồng).

Với gần 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi 2.090 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Trong cơ cấu sở hữu của Vinamilk, cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với 36% cổ phần. Nhóm cổ đông Thái Lan F&N nắm giữ 20,4% vốn Vinamilk.

Nhóm cổ đông F&N của tỷ phú Thái Lan nhận 426 tỷ đồng. 

Nhóm cổ đông F&N của tỷ phú Thái Lan nhận 426 tỷ đồng. 

Đây là các doanh nghiệp thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, ông chủ tập đoàn ThaiBev và Sabeco. Cổ đông lớn còn lại là quỹ Platinum Victory của Tập đoàn Hong Kong Jardine Matheson với 10,6% cổ phần.

Như vậy, SCIC sắp thu về 752 tỷ đồng tiền cổ tức từ Vinamilk. Nhóm cổ đông F&N của tỷ phú Thái Lan nhận 426 tỷ và quỹ Platinum Victory sẽ bỏ túi 222 tỷ đồng.

Năm nay, Vinamilk tiếp tục duy trì chính sách cổ tức bằng tiền mặt với tổng mức chi trả tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. Giữa tháng 10, Vinamilk đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 cho cổ đông.

Được biết, lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của Vinamilk lần lượt đạt 45.211 tỷ và 9.000 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này cùng tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Một trong những động lực giúp Vinamilk tăng trưởng trong năm nay là việc hợp nhất kết quả kinh doanh của GTNFoods sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm doanh nghiệp này. Vinamilk đồng thời gián tiếp nắm quyền chi phối Mộc Châu Milk do GTNFoods là công ty mẹ của doanh nghiệp này.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty Việt Nam sản xuất vaccine COVID-19 đang làm ăn thế nào?

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Nanogen ở mức hơn 1.300 tỷ đồng, với vốn điều lệ 715 tỷ đồng. Trong đó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN