TV OLED sắp phải "nhường sân" cho TV NanoLED

Sự kiện: Công nghệ

Vào năm tới, TV NanoLED sẽ sớm đối đầu với những chiếc TV OLED tốt nhất hiện có.

Những chiếc TV tốt nhất liên tục được cải tiến với công nghệ màn hình mới. Và một trong những công nghệ màn hình mới có tác động mạnh nhất là bộ lọc chấm lượng tử. Màn hình này tái tạo màu sắc chính xác hơn từ nhiều góc nhìn hơn và được tích hợp vào TV LED-LCD truyền thống cũng như TV OLED tốt nhất.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhưng có một phiên bản tiên tiến hơn của công nghệ chấm lượng tử - NanoLED. Công nghệ này lấy các chấm lượng tử và loại bỏ bộ lọc khỏi phương trình, thay vào đó, các chấm lượng tử được TV truyền điện trực tiếp.

Theo một báo cáo mới, TV NanoLED sẽ ra mắt sớm hơn dự kiến. Nanosys, công ty đứng sau công nghệ chấm lượng tử gần đây đã được mua lại bởi công ty Shoei Chemical (h/t FlatpanelsHD) của Nhật Bản.

Trước thương vụ mua lại này, Nanosys dự kiến ra mắt những chiếc TV NanoLED đầu tiên vào năm 2025/2026. Tuy vậy, sau thương vụ mua lại, Phó Giám đốc Tiếp thị của Nanosys - Jeff Yurek khẳng định:

“Shoei cam kết với tương lai của công nghệ chấm lượng tử và chúng tôi rất vui khi được đẩy nhanh tiến độ phát triển NanoLED với tư cách là một phần của Shoei.”

Tuyên bố này khiến các chuyên gia rút gọn thời gian giới thiệu TV NanoLED, dự kiến vào khoảng năm 2024 hoặc 2025.

NanoLED hoạt động như thế nào và khác với bộ lọc chấm lượng tử như thế nào?

Thực tế, các thuật ngữ QLED, QNED, Quantum, miniLED hoặc QD-OLED đều đề cập đến TV sử dụng bộ lọc chấm lượng tử. Đây hiện là phạm vi của công nghệ chấm lượng tử trong màn hình phổ thông.

Cách thức hoạt động của công nghệ màn hình này là ánh sáng được phát ra từ đèn nền LED ánh sáng xanh lam hoặc trong trường hợp TV QD-OLED là các pixel phụ OLED màu đỏ, xanh lá cây hoặc xanh lam (hoặc đôi khi là màu trắng). Ánh sáng này sau đó được truyền qua một lớp hiển thị gồm các chấm lượng tử, sau đó tái tạo màu sắc dựa trên chiều rộng của chấm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Nanosys, một chấm lượng tử có chiều rộng 7 nanomet sẽ chuyển đổi ánh sáng thành màu đỏ, một chấm 5 nanomet chuyển đổi ánh sáng thành màu xanh lá cây và một chấm có chiều rộng 3 nanomet sẽ chuyển đổi ánh sáng thành ánh sáng xanh lam. Quá trình này được gọi là hiện tượng phát quang vì cần một photon ánh sáng từ đèn LED hoặc OLED để kích thích chấm lượng tử.

Nhưng NanoLED sẽ loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về photon ánh sáng ban đầu. Thay vào đó, các chấm lượng tử được kích thích trực tiếp bằng điện trong một quá trình phát quang điện. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ có một số lợi ích.

Vấn đề lớn nhất là sự cải thiện về độ sáng tối đa. Nanosys cho hay, NanoLED có thể đạt được độ sáng tối đa hơn 600.000 nit dù TV NanoLED phổ thông có thể không đạt được con số này. Bù lại, NanoLED cũng có thể cắt giảm chi phí cho các nhà sản xuất màn hình mong muốn đạt được mức độ sáng tối đa cao.

Hiện tại, microLED là một trong những công nghệ hàng đầu tập trung vào vấn đề này và Nanosys đang nghiên cứu các bộ lọc chấm lượng tử cho màn hình microLED. Giờ đây, việc sản xuất màn hình microLED cho TV rất tốn kém. Những chiếc TV microLED rẻ nhất có giá gần 100.000 USD (khoảng 2,4 tỷ đồng) và chỉ một sai lầm khi lắp ráp microLED trong màn hình microLED cũng có thể khiến màn hình trở nên vô dụng, làm giảm đáng kể năng suất.

Cách giải quyết của Nanosys cho vấn đề này là sử dụng quy trình dựa trên giải pháp, tương tự như màn hình TV in phun. Kết quả là quá trình sản xuất sẽ bớt tốn kém hơn và năng suất hơn. Chưa hết, quy trình này sẽ cho phép biến mọi bề mặt thành màn hình NanoLED - đây là điểm sáng của màn hình OLED linh hoạt tự nhiên.

Tất nhiên, công nghệ này vẫn còn nhiều năm nữa mới ra mắt, mọi thứ chỉ là dự đoán ở giai đoạn này. Nhưng nếu Nanosys thành công, chúng có thể đưa màn hình TV đạt được "bước nhảy vọt" lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Huawei thách thức Xiaomi với loạt Smart TV ”cao cấp giá rẻ”

Xiaomi gần đây nổi tiếng với những mẫu Smart TV có giá siêu rẻ, tuy nhiên công ty có thể phải gặp khó trước sự xuất hiện của đối thủ đồng hương Huawei.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Khang ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN