Những lầm tưởng về pin smartphone nhiều người đang mắc phải

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi mua một smartphone mới, pin là tiêu chí được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên, việc mua một smartphone có dung lượng pin lớn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu sau này chúng ta không chú ý đến nó.

Điều này đã làm nảy sinh nhiều lầm tưởng mà người dùng smartphone phải tuân thủ nghiêm ngặt để kéo dài thời gian sử dụng hữu ích cho thiết bị của họ. Trong số những lầm tưởng này, có một số sai nhưng một số đúng mà mọi người cần hiểu rõ.

Vẫn còn nhiều người có quan niệm sai lầm về sạc pin smartphone.

Vẫn còn nhiều người có quan niệm sai lầm về sạc pin smartphone.

Ví dụ, có quan điểm sai lầm rằng nên sạc pin trong vài giờ trước khi bật máy lần đầu tiên để hiệu chỉnh pin, nhưng đó là chỉ dành cho pin từ niken-cadmium trong quá khứ, còn hầu hết smartphone hiện tại làm bằng lithium và chúng được hiệu chuẩn tại nhà máy nên không cần thiết.

Sạc pin 100% có hại?

Một trong những vấn đề nổi tiếng nhất để tránh làm hỏng pin là không bao giờ sạc đầy smartphone. Theo các chuyên gia, tỷ lệ năng lượng lý tưởng của smartphone nên nằm trong khoảng từ 20% đến 80% bất cứ khi nào có thể. Điều này vì pin sẽ nhanh hỏng hơn nếu thường xuyên được sạc tới 100%. Điều này không có nghĩa là người dùng phải luôn đảm bảo rằng thiết bị của họ được sạc ở mức từ 20-80% mà chỉ đơn giản là họ nên cố gắng không để thiết bị phải sạc hoặc xả đầy.

Cần lưu ý rằng smartphone hiện tại không quá nóng ngay cả khi để nó sạc tiếp sau 100% bởi các nhà sản xuất đã triển khai hệ thống sạc có khả năng phát hiện khi nào pin đầy và ngừng nhận thêm năng lượng.

Không sử dụng bộ sạc bên thứ ba

Có quan niệm sai lầm rằng smartphone chỉ nên sạc bằng bộ sạc chính hãng bởi trong thực tế, chúng ta chỉ cần cẩn thận với điện áp và cường độ dòng điện. Không nên sạc smartphone có điện áp khác với điện áp được chỉ định trong hướng dẫn sử dụng. Người dùng có thể sử dụng bộ sạc có điện áp tương tự hoặc không cao hơn, bởi nếu cao hơn, nó có thể làm hỏng thiết bị hoặc nóng pin.

Hãy cẩn thận với điện áp và cường độ dòng điện trên bộ sạc bên thứ ba.

Hãy cẩn thận với điện áp và cường độ dòng điện trên bộ sạc bên thứ ba.

Với cường độ dòng điện, không có quá nhiều vấn đề. Nhưng nếu sạc smartphone bằng bộ sạc có ít ampe hơn thì thời gian sạc sẽ lâu hơn, còn nhiều hơn thì quá trình sạc sẽ nhanh hơn (điều mà không phải thiết bị nào cũng sẵn sàng hỗ trợ).

Sạc nhanh có hại cho pin

Mặc dù sạc nhanh thường tạo ra nhiều nhiệt hơn và làm hỏng pin nhưng tốc độ không phải là vấn đề. Ngày càng có nhiều tiến bộ với bộ sạc loại này nhằm ngăn chặn nhiệt độ cao hơn bình thường, vì vậy người dùng không cần phải quá lo lắng.

Cũng có một lưu ý rằng, tuy các nhà sản xuất luôn tìm cách để đạt mức sạc nhanh mà không làm hỏng pin, một vấn đề có thể xảy ra là có những hệ thống sạc gây lãng phí nguồn điện do hiệu suất không được tối ưu.

Nhiệt độ khắc nghiệt không tốt

Mọi người hiểu rằng nóng sẽ không tốt, nhưng lạnh thì sao? Sự thật là nhiệt độ khắc nghiệt dù cao hay thấp đều có hại cho smartphone và có thể khiến pin bị hỏng. Lý tưởng nhất để smartphone hoạt động mượt là ở khoảng 16-220C. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được những mức nhiệt độ này, vì vào mùa hè trời rất nóng và vào mùa đông có thể rất lạnh.

16-220C là khoảng nhiệt độ giúp smartphone chạy mượt mà nhất.

16-220C là khoảng nhiệt độ giúp smartphone chạy mượt mà nhất.

Đóng ứng dụng chạy nền

Hầu hết smartphone hiện nay đều khóa ứng dụng khi không sử dụng và chúng mở ở chế độ nền nên việc đóng chúng không tốt cho pin. Có một số nền tảng thu thập dữ liệu khiến việc đóng chú có thể cần thiết, tuy nhiên đó là những trường hợp rất cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, việc loại bỏ chúng sẽ phản tác dụng vì hành động đơn giản như vậy rồi mở lại sẽ đồng nghĩa với việc smartphone phải tốn nhiều công sức hơn và tiêu tốn nhiều pin hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Con người hiện đại luôn mang theo smartphone bên mình, vì vậy thời lượng pin là điều mà nhiều người rất quan tâm, đặc biệt khi nó thường xuyên gây tắt nguồn khi cạn kiệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THIÊN AN - Gizmodo ([Tên nguồn])
Điện thoại Smartphone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN