Những tấm HCV khó tin nhất của thể thao Việt Nam tại SEA Games 31

Sự kiện: Thể thao

(Tin thể thao) Bơi VN đánh bại nhà vô địch Olympic Schooling giành HCV không tưởng, điền kinh liên tiếp giành HCV lịch sử…là những dấu ấn khó quên của thể thao Việt Nam tại SEA Games 31.

Tại SEA Games 31 diễn ra hồi tháng 5 vừa qua là sự kiện thể thao đáng chú ý bậc nhất trong năm 2022 của thể thao nước nhà. Chủ nhà Việt Nam giành tổng cộng 205 HCV, 125 HCB và 116 HCĐ. Trong số này, có không ít tấm HCV được xem là kỳ tích với thể thao nước nhà.

Đội siêu sao Olympic Schooling phạm quy, bơi VN có HCV không tưởng

Bơi tiếp sức của Việt Nam từ lâu không được đánh giá cao ở đấu trường khu vực khi mà các đội tuyển khác như Malaysia hay đặc biệt là Singapore tỏ ra quá vượt trội nhờ sở hữu siêu kình ngư vô địch Olympic Joseph Schooling trong đội hình. Vậy mà tại SEA Games 31 vừa qua, đội bơi tiếp sức Việt Nam đã là nên kỳ tích lịch sử khi lập cú đúp HCV.

Đội bơi tiếp sức nam Việt Nam ngoạn mục giành cú đúp HCV lịch sử

Đội bơi tiếp sức nam Việt Nam ngoạn mục giành cú đúp HCV lịch sử

Cụ thể ở nội dung 4x100m tiếp sức tự do nam, Singpore đã về nhất với thành tích vượt xa xác đối thủ, đội Malaysia về nhì và đội tuyển Việt Nam về thứ 3. Tuy nhiên khi Schooling và đồng đội đang ăn mừng, bảng điện tử bất ngờ thay đổi kết quả khi ban trọng tài đã xác định cả hai đội Singapore và Malaysia đều bị hủy bỏ thành tích vì phạm quy khi xuất phát sớm trong lúc đồng đội vẫn chưa chạm tay vào thành hồ.

Kết quả này giúp tấm HCV được trao cho đội tuyển Việt Nam với 4 thành viên là Hoàng Quý Phước, Ngô Đình Chuyền, Lê Nguyễn Paul và Jeremie Lương một cách đầy hy hữu.

Nhà vô địch Olympic Schooling có kỷ niệm không vui tại SEA Games năm nay

Nhà vô địch Olympic Schooling có kỷ niệm không vui tại SEA Games năm nay

Nếu như tấm HCV 4x100m tiếp sức tự do nam được xem là may mắn thì sau đó, đội Việt Nam bao gồm các tuyển thủ Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Hoàng Quý Phước và Trần Hưng Nguyên đã chinh phục đường bơi xanh Đông Nam Á khi ngoạn mục giành HCV 4x200m tiếp sức hỗn hợp nam.

Cụ thể, tuyển Việt Nam về nhất với tổng thành tích 7 phút 16 giây 31. Không chỉ đường đường chính chính đánh bại tuyển Singapore có Schooling mà các chàng trai Việt còn phá kỷ lục cũ của SEA Games (7 phút 17 giây 88) do các VĐV Singapore lập vào năm 2019.

Kình ngư 21 tuổi Phạm Thanh Bảo đoạt HCV cực sốc

Nếu như Trần Hưng Nguyên hay Nguyễn Huy Hoàng thể hiện sự xuất sắc đáng ngưỡng mộ thì Phạm Thanh Bảo là cái tên đã gây bất ngờ cực lớn tại SEA Games 31 vừa qua.

Thanh Bảo xứng đáng là hiện tượng tại SEA Games 31

Thanh Bảo xứng đáng là hiện tượng tại SEA Games 31

Thi đấu ở nội dung 50m bơi ếch vốn không phải sở trường, Thanh Bảo tạo nên màn cạnh tranh quyết liệt từ những kình ngư hàng đầu của Indonesia và Singapore. Kết quả, Thanh Bảo với cú nước rút tốc độ đã về nhất với thời gian 28 giây 28 để ngoạn mục giành HCV. Được biết, đây là thành tích tốt nhất của Thanh Bảo cả trong tập luyện lẫn thi đấu.

Thanh Bảo xứng đáng là hiện tượng của giải khi trước đó, kình ngư 21 tuổi đã về nhất và phá kỷ lục ở nội dung 100m bơi ếch với thành tích 1 phút 01 giây 17. Đến nội dung 200m bơi ếch, Thanh Bảo cũng phá kỷ lục với thành tích 2 phút 12 giây 09 nhưng chỉ giành HCB.

Lò Thị Hoàng phá kỷ lục SEA Games 15 năm, giành HCV lịch sử

SEA Games 31 chứng kiến ném lao Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử giành HCV tại một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á, người làm nên chiến tích này là Lò Thị Hoàng.

Lò Thị Hoàng giành HCV lịch sử cho ném lao nước nhà

Lò Thị Hoàng giành HCV lịch sử cho ném lao nước nhà

Với cú ném 56m37, nữ VĐV đến từ Sơn La không chỉ đổi màu huy chương của mình từng giành được ở Sea Games 30 (HCB) mà còn xuất sắc phá kỷ lục cũ do VĐV người Thái Lan thiết lập tại SEA Games 2007 là 55m97. Chính nữ VĐV này đã không thể kiềm chế được cảm xúc và bật khóc sau khi biết kết quả chung cuộc.

Linh Na giúp Việt Nam có HCV môn "khó nhất" SEA Games 31 sau 17 năm

7 môn phối hợp dành cho nữ là một trong những môn thi đấu được đánh giá là khó nhất ở SEA Games khi VĐV tham gia đòi hỏi sự toàn diện nhanh, khỏe, khéo, bền bỉ, mạnh mẽ... Chính vì vậy mà lần gần nhất Việt Nam có HCV ở bộ môn này đã là vào 17 năm trước.

"Cô gái thép" Linh Na tỏa sáng ở 7 môn phối hợp

"Cô gái thép" Linh Na tỏa sáng ở 7 môn phối hợp

Nhưng tại kỳ SEA Games trên sân nhà lần này, “cô gái thép” Nguyễn Linh Na đã làm nên lịch sử khi giành tấm HCV danh giá với tổng điểm là 5.415. Kết quả này cũng giúp cô phá kỷ lục quốc gia của Nguyễn Thị Thu Cúc (5.350 điểm) xác lập vào năm 2005.

Đáng chú ý, Linh Na chỉ mới chuyển sang thi đấu bộ môn này được 1 năm sau khi 8 năm thi đấu không ấn tượng ở đường chạy điền kinh. Nhà vô địch bật mí cô không mạnh môn nào trong 7 môn phối hợp, tuy nhiên lại thi đấu ổn định ở cả 7 nội dung nên.

Nguyên Thanh giành HCV lịch sử vào sáng sớm

Chỉ hơn 7h sáng ngày 19/5, thời điểm mà mọi người nói vui là “chưa ăn xong bát phở”, nam VĐV Hoàng Nguyên Thanh đã mang tin vui đến với thể thao nước nhà khi về nhất đường chạy Marathon, nội dung thi đấu vào lúc 5h sáng.

Nguyên Thanh giúp Marathon Việt Nam lần đầu có HCV SEA Games

Nguyên Thanh giúp Marathon Việt Nam lần đầu có HCV SEA Games

Với thành tích 2 giờ 25 phút 7 giây 84, Nguyên Thanh đã bỏ xa các đối thủ còn lại, trong đó có hai đối thủ rất mạnh là Prayogo Agus (Indonesia) và Payne Tony (Thái Lan).

Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có HCV nội dung Marathon nam tại 1 kỳ SEA Games. Thành tích tốt nhất trước đó của Marathon Việt Nam là chiếc HCB của Nguyễn Chí Đông tại SEA Games 2003 cũng được tổ chức trên sân nhà.

Chàng trai 20 tuổi Lương Đức Phước tạo cú sốc đường chạy 1500m nam

Trước khi bước vào thi đấu, nam VĐV sinh năm 2002 Lương Đức Phước vẫn là cái tên không được chú ý bởi anh chưa từng vô địch cự ly này ở những giải đấu trong nước và đây cũng không phải là nội dung mạnh nhất của anh so với cự ly 800m. Thay vào đó, sự chú ý được đổ dồn vào Trần Văn Đảng, chân chạy được đánh giá cao nhất.

Đức Phước tạo bất ngờ lớn

Đức Phước tạo bất ngờ lớn

Cho đến vòng đua cuối cùng, Đức Phước vẫn chỉ đứng thứ 6 trong 8 VĐV. Tuy nhiên, tài năng đến từ Đồng Nai đã có pha chạy nước rút không tưởng, bứt tốc vượt qua các đàn anh để giành lấy tấm HCV ở những mét chạy cuối cùng. Màn tỏa sáng rực rỡ của Đức Phước giúp anh trở thành gương mặt sáng giá mới cửa điền kinh nước nhà và là bất ngờ bậc nhất tại SEA Games 31.

Nguồn: [Link nguồn]

Cựu sao bóng chuyền “trai giả gái” đã cưới vợ, chuyền hai Bé Ngọc gặp cướp

(Tin thể thao, bản tin bỏng chuyền) Cựu sao bóng chuyền nữ Indonesia Manganang chính thức cưới vợ. Chuyền hai xinh đẹp Phạm Thị Bé Ngọc của Ninh Bình Devoco bị cướp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN