Trận đấu nổi bật

caroline-vs-xinyu
Mutua Madrid Open
Caroline Garcia
2
Xinyu Wang
0
mirra-vs-linda
Mutua Madrid Open
Mirra Andreeva
2
Linda Noskova
1
lucia-vs-elena
Mutua Madrid Open
Lucia Bronzetti
0
Elena Rybakina
2
lorenzo-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Lorenzo Musetti
0
Thiago Seyboth Wild
2
andrey-vs-facundo
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
2
Facundo Bagnis
0
hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
2
Jack Draper
0
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
2
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
1
Holger Rune
1
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
0
Alexander Zverev
1

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2)

Cùng tìm hiểu thiết kế mũi xe của mỗi đội đua trong mùa giải 2014.

Ferrari F14T

Đội đua nước Ý Ferrari có một cách tiếp cận khá độc đáo với luật hạ độ cao cánh trước của FIA. Thay vì chỉ chọn mẫu thiết kế kéo dài phần chóp của cánh, họ lại hạ thấp toàn bộ mũi xe. Tuy nhiên, phần đầu cánh thì Ferrari tiếp tục duy trì sự ăn nhập với thiết kế của chassic, còn phần sau thì mới vát mạnh xuống người. Với ý tưởng này, nhiều người hình dung tới một chiếc máy hút bụi, trong khi số khác lại đối chiếu nó với phần đầu của máy bay vận tải Airbus A300-600 ST Beluga.

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2) - 1

Ferrari F14T

Phần dưới mũi thiết kế như một tấm khuếch tán, và được hỗ trợ thêm bởi một đôi cánh nhỏ chĩa sang 2 bên để giảm bớt sức ép phía dưới và bổ sung thêm lực nén cho cầu trước. Tuy nhiên, dòng không khí đi qua phần trên cánh cũng không thể bị bỏ qua, và thay đổi đáng chú ý chính là sự uốn cong giữa chừng, giúp chuyển dòng khí xung quanh mũi chảy về phía 2 bên hông xe. Máy quay sẽ được tích hợp vào phần mũi vát này để đo hiệu quả khí động học.

Và để phù hợp với độ cao tiêu chuẩn, Ferrari buộc phải giảm bớt chiều cao của 2 “cột điện” nhỏ phía trên cánh. Thiết bị này cũng được sử dụng để phục vụ cho những mục đích khí động, và tất nhiên, giảm chiều cao của chúng nghĩa là Ferrari đã lãng phí đi một phần chức năng mà chúng đem lại. Nhưng trên thực tế còn 2 cột nữa ở đằng sau, nên không hẳn những lợi thế mà 2 cột trước thấp hơn đem lại là đáng kể.

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2) - 2

Force Indian VJM07

Force Indian VJM07

Đội đua Ấn Độ cũng đi theo xu thế chủ đạo của trào lưu thiết kế mũi năm nay, với mũi nhô dài ra phía trước được ngụy trang bằng màu sơn đen. Với 2 tông màu chủ đạo là đen và trắng khiến cánh gió trước cũng như toàn bộ thân xe nói chung trông khá bắt mắt. 

Phần vát của đầu xe được các kỹ sư “bẻ” xuống muộn nhất có thể, điều đó cho phép các “cột điện” được đẩy lùi thêm về đằng sau. Xe VJM07 cũng có 2 cánh gió nhỏ trên mũi để bổ sung lực nén.

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2) - 3

Marussia MR03

Marussia MR03

Marussia đã khám phá ra một mẫu cánh gió rất gọn gàng để đáp ứng luật mới. Trông có vẻ khá tương đồng với Red Bull, phần đỉnh mũi hình vuông được vót nhọn lại. Phần chính của cánh cũng giống như Williams, với thiết kế cổ điển: dài và dốc nhẹ xuống dưới. Nói chung là chiếc cánh này khá thực dụng, không cần đầu tư nhiều vào độ phức tạp, điều đó tạo lợi thế cho Marussia vượt qua các bài kiểm tra dễ dàng. Và cũng giống như chiếc FW36, nó đơn giản và nhẹ hơn so với các đối thủ.

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2) - 4

Caterham CT05

Caterham CT05

Mũi xe CT05 là một thiết kế mà cấu trúc rất khác biệt so với xu thế chung của các mẫu xe có mũi “vòi voi”. Để tiết kiệm khối lượng, phần lớn cánh trước là một tấm panel rỗng trọng lượng nhẹ. Còn chiếc mũi thực sự khá dài, bắt đầu từ điểm kết thúc của cánh trên và phần chóp chạm mặt cánh dưới. Có thể thấy ý tưởng này rất đơn giản nhưng sẽ dành lợi thế lớn trong các cuộc test va chạm.

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2) - 5

Lotus E22

Lotus E22

Không nghi ngờ gì cả, đây là ý tưởng táo bạo nhất trong tổng số 22 xe đua. Được miêu tả như 2 chiếc ngà voi, Lotus tiếp cận luật mới theo cách khó có thể ấn tượng hơn, dù chẳng được coi là đẹp mắt. Trong khi những đội đua khác sử dụng một “nanh” nhô ra phía trước, thì Lotus có hẳn 2 “nanh”. Trên thực tế, “nanh” bên phải mới là mũi “chính thức” của xe, còn “nanh” bên trái thì được coi như là một phần của cấu trúc an toàn.

Để cho phù hợp với luật thì nanh trái được thiết kế ngắn hơn nanh phải 50mm. Trong khi Lotus chẳng được gì (mà cũng không mất gì) với sự bất đối xứng này, họ cũng không cần thiết phải đổi lại vị trí 2 nanh khi đua ở những trường đua có hướng chạy ngược chiều kim đồng hồ (như Interlagos), họ dọn đường cho dòng không khí thổi trực diên qua xe. Bên mỗi nanh cũng có một cánh gió nhỏ, chúng chuyển dòng không khí hỗn loạn khỏi thân xe trong lúc giữ lại dòng không khí sạch ở phần giữa xe.Thử thách chính đối với ý tưởng này chỉ là đáp ứng tiêu chuẩn an toàn mà không cần phải bổ sung thêm khối lượng vào phần đầu xe.

F1: Thiết kế mũi xe 2014 – Mỗi nhà mỗi cảnh (P2) - 6

Mercedes W05

Mercedes W05

Xe W05 đi theo hơi hưởng của F14T-phần mũi hạ thấp, nhưng sự khác biệt lại tồn tại ở phần chóp. Nhìn bộ phận này giống một hình chữ nhật, hay là một chữ U ngược. 2 chân chữ U được gắn vào cánh dưới, nhưng đáng chú ý là phần chân này được nới rộng ra một chút chứ không liên kết trực tiếp với 2 cạnh dọc.

Thiết kế này cho phép nhiều không khí đi đến cầu sau của xe hơn. Và cũng giống như Ferrari, Mercedes có sử dụng máy quay để phân tích dòng khí thổi qua xe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Phan Duy ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN