Trận đấu nổi bật

hugo-vs-felipe
Internazionali BNL d'Italia
Hugo Gaston
1
Felipe Meligeni Alves
2
thanasi-vs-terence
Internazionali BNL d'Italia
Thanasi Kokkinakis
0
Terence Atmane
2
diego-vs-albert
Internazionali BNL d'Italia
Diego Schwartzman
2
Albert Ramos-Vinolas
1
cristian-vs-mikhail
Internazionali BNL d'Italia
Cristian Garin
1
Mikhail Kukushkin
2
taro-vs-radu
Internazionali BNL d'Italia
Taro Daniel
1
Radu Albot
2
yuriko-vs-linda
Internazionali BNL d'Italia
Yuriko Miyazaki
0
Linda Fruhvirtova
2
samuel-vs-richard
Internazionali BNL d'Italia
Samuel Vincent Ruggeri
0
Richard Gasquet
2
thiago-agustin-vs-facundo
Internazionali BNL d'Italia
Thiago Agustin Tirante
0
Facundo Bagnis
2

F1 2017, "chiến mã" đầu tiên ra mắt: Cuộc chiến bắt đầu

Qua nhiều ngày chờ đợi, Williams là đội đua đầu tiên ra mắt chiếc xe của mình qua một đoạn video ngắn với một diện mạo hoàn toàn mới theo các quy chuẩn kỹ thuật mới quy định trong năm nay.

Đầu tiên phải nói tới tên của chiếc xe, FW40. Nó đặc biệt là bởi vào năm 2016, chiếc xe Williams có tên là FW38 và họ đã bỏ qua số 39 và lựa chọn luôn số 40. Lí do là bởi năm 2017 cũng chính là thời điểm kỷ niệm 40 năm kể từ khi đội đua của ngài Frank Williams tham dự giải đua xe F1.

Quay lại vởi chiếc FW40, nó rõ ràng là có đủ những đặc tính mới mà quy chuẩn đề ra như: cánh gió trước cong hình delta, sàn xe ngắn hơn trước và cánh gió sau thấp hơn và chếch chéo về phía sau xe.

Sự cân xứng của chiếc xe khác hẳn so với thế hệ xe trước đó, cánh gió trước và sau đều dài hơn năm ngoái và một số bộ phận cũng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với những chiếc lốp Pirelli to hơn và nặng hơn.

Cánh gió trước

F1 2017, "chiến mã" đầu tiên ra mắt: Cuộc chiến bắt đầu - 1

Nhìn chung nó vẫn theo nguyên lý của những chiếc xe tiền nhiệm, với phần phía ngoài dùng để đẩy những luồng gió xung quanh khu vực lốp, trong khi phần cánh nhỏ phục vụ trong việc tạo ra khí động học được thiết kế có răng cưa với nhiều mục đích chưa rõ ràng. Phần cánh trên được thiết kế thêm nhiều khe hơn để giúp cho việc điều chỉnh luồng khí đi qua mặt trước của lốp xe và do chiều rộng của nó lớn hơn năm ngoái nên người thiết kế phải cân nhắc kỹ hơn phần này.

Mũi xe

F1 2017, "chiến mã" đầu tiên ra mắt: Cuộc chiến bắt đầu - 2

Đây cũng là một bộ phận mà Williams gần như không có gì thay đổi so với 2 năm trở lại đây khi mũi xe kiểu ngón tay cái (thumb style) tiếp tục được sử dụng. Tuy nhiên nó trông mảnh hơn trước khi tiến đến khung gầm xe để tạo khoảng trống cho bộ phận "S" duct (ống hình chữ S) mới được đặt dưới mũi xe. Bộ phận này giúp cho việc đưa những luồng khí từ phía dưới xe lên phía trên mà không bị phân tán bởi sự dốc đột ngột của thân xe.

Bargeboards

F1 2017, "chiến mã" đầu tiên ra mắt: Cuộc chiến bắt đầu - 3

Đây là bộ phận nằm giữa lốp trước và phần sidepod (phần phình ra của xe và có hốc đón gió), và nó sẽ là nơi sẽ được "chăm chút" khá kỹ lưỡng ở phần đầu mùa giải này khi nhiều ý định sử dụng mới được đưa ra cho người thiết kế. Bargeboards được thể hiện trong hình khá đơn giản để tránh những phản tác dụng xảy ra, và chắc chắn nó sẽ được thay đổi trong đợt test sắp tới.

Sidepods

F1 2017, "chiến mã" đầu tiên ra mắt: Cuộc chiến bắt đầu - 4

Phần sidepods được giữ nguyên kích thước so với năm ngoái dù quy chuẩn mới cho phép được kéo rộng ra thêm 100mm nữa. Chính vì vậy thật dễ dàng để thấy rằng nó hẹp như thế nào khi nhìn vào những họa tiết xung quanh chữ Martini trên thân xe cùng với việc sàn xe rộng, để lại một khoảng trống khá lớn.

Ba máy tạo gió được đặt ở phần trên của sidepods giúp nó hoạt động hiệu quả hơn, và cũng tạo nên hình thù đặc biệt cuốn quanh lối vào sidepod và thắt lại khi tiến đến phía cuối xe. Sự thiết kế này giống như thiết kế của McLaren vào năm ngoái.

Airbox

Nó giống với những gì chúng ta thấy trên chiếc Mercedes W07 vào năm ngoái, nhưng có phần lớn hơn để phù hợp với yêu cầu của power unit và bộ phận làm mát của nó, trong khi cũng làm giảm nhu cầu luồng khí tới phần sidepods.

Thiết bị bảo hộ buồng lái

Phần thiết bị bảo hộ có thể tháo rời bao quanh tay đua này có thêm một mấu nhỏ ở bề mặt bên trong, có thể dùng để hỗ trợ thêm cho tay đua. Năm nay phần cơ ở cổ tay đua được kiểm tra với lực G lớn hơn trước. Phần mấu đó có hình dạng như giọt nước để có thể tạo ra một chút ít tác động về khí động học.

Phần bao bọc động cơ

Williams đã phá cách trong việc thiết kế ống thoát khí ở phần sau chiếc xe, mở rộng sang phía bên phải xe thay vì ống thoát lớn ở phía sau. Đội đua đã sử dụng phần bao bọc ngắn trong vài mùa giải trở lại đây khiến cho phần trông giống vây cá mập này lớn hơn khi so sánh với các đội đua khác. Phần bao mới này mảnh hơn, thon dài hơn và được đẩy về phía sau gần với trục hỗ trợ cánh sau. Trên phần bao đó xuất hiện một bộ phận nhỏ phục vụ cho việc thay đổi luồng khí thổi về phía sau xe.

Cánh gió sau

F1 2017, "chiến mã" đầu tiên ra mắt: Cuộc chiến bắt đầu - 5

Thiết kế cánh gió trên chiếc Mercedes W06

Không có chi tiết nào đáng chú ý được đề cập tới cùng với hình dạng của nó. Tuy nhiên đã xuất hiện phần Y-Lon giống với thiết kế của Mercedes vào năm ngoái để hỗ trợ cánh gió và xử lí khí thoát ra. Phần cánh được thiết kế có hình dạng như lòng chiếc thìa, dùng để tác động vào việc sử dụng DRS và hy sinh một chút downforce và lực kéo. Máy khuếch tán tận dụng khoảng không gian lớn hơn, có kích thước rộng 1050mm, cao 175mm.

Rõ ràng trên đây chỉ là những cái nhìn bao quát nhất về chiếc FW40, những chi tiết cụ thể hơn có lẽ chỉ được nhìn thấy khi chiếc xe lăn bánh tại Barcelona trong khoảng hơn 1 tuần nữa. Sau Williams, Sauber sẽ là đội đua tiếp theo ra mắt chiếc xe mới vào ngày 20/02.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN