Trận đấu nổi bật

jelena-vs-ons
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
0
Ons Jabeur
2
beatriz-vs-maria
Mutua Madrid Open
Beatriz Haddad Maia
2
Maria Sakkari
0
alexander-vs-ben
Mutua Madrid Open
Alexander Bublik
2
Ben Shelton
1
iga-vs-sara
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Sara Sorribes Tormo
0
daniil-vs-sebastian
Mutua Madrid Open
Daniil Medvedev
2
Sebastian Korda
1
coco-vs-madison
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
0
Madison Keys
1
rafael-vs-pedro
Mutua Madrid Open
Rafael Nadal
1
Pedro Cachin
0
cameron-vs-casper
Mutua Madrid Open
Cameron Norrie
0
Casper Ruud
0
sara-vs-elena
Mutua Madrid Open
Sara Bejlek
-
Elena Rybakina
-
jannik-vs-pavel
Mutua Madrid Open
Jannik Sinner
-
Pavel Kotov
-
danielle-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Danielle Collins
-
Aryna Sabalenka
-

Đua xe F1: Nhìn lại những "canh bạc" táo bạo, kẻ thành công người thất bại

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Lewis Hamilton đã có lần thứ 2 trong sự nghiệp đưa ra quyết định táo bạo khi sẽ chuyển sang thi đấu cho Ferrari vào năm 2025. Nhân cơ hội này, hãy cùng nhìn lại những thương vụ mạo hiểm thành công và cả những thất bại trong quá khứ giải đua xe F1.

* Những bước ngoặt đem lại thành công

Emerson Fittipaldi: Lotus tới McLaren (1974)

Emerson Fittipaldi ra mắt F1 với Lotus vào năm 1970 và đã trở thành người chiến thắng chặng đầu tiên của Brazil (tại cuộc đua thứ 4) và tiếp tục lập một kỷ lục khác năm 1972, đánh bại Jackie Stewart (Tyrrell) để trở thành tay đua trẻ nhất khi đó giành chức vô địch F1 thế giới ở tuổi 25.

Đua xe F1: Nhìn lại những "canh bạc" táo bạo, kẻ thành công người thất bại - 1

Tuy nhiên, năm 1973 chứng kiến ​​Fittipaldi đã thành danh và đồng đội mới Ronnie Peterson tự do cạnh tranh vô địch, điều đó giúp cho Stewart vô địch. Thất vọng trước tình hình đó, Fittipaldi chấp nhận một thỏa thuận “béo bở” với McLaren và nhà tài trợ chính mới Marlboro năm 1974.

Chuyển từ đội vô địch sang đội xếp thứ 3 là một “canh bạc”, nhưng nó đã phát huy tác dụng khi ông đánh bại đối thủ Ferrari – Clay Regazzoni để đăng quanh danh hiệu thứ 2 (nhiều hơn đúng 3 điểm).

Niki Lauda: McLaren năm 1982 sau khi giải nghệ

Niki Lauda có hai chức vô địch thế giới khi ông lần đầu rời F1: dừng buổi tập cho chặng Canadian GP 1979 và thông báo với ông chủ đội Brabham, Bernie Ecclestone rằng mình đã hết hứng thú “đua xe theo vòng tròn”.

Lauda vô địch thế giới lần thứ 3 năm 1984

Lauda vô địch thế giới lần thứ 3 năm 1984

Tuy nhiên, lãnh đạo đội đua McLaren thuyết phục Lauda trở lại F1 vài năm sau. Với việc kinh doanh hãng hàng không của tay đua người Áo khởi sắc và niềm đam mê F1 nhen nhóm trở lại, Lauda trở lại năm 1982, Marlboro một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong thương vụ này.

Lauda đã “trúng số” với chiếc MP4/2 mạnh mẽ, chạy bằng động cơ Porsche năm 1984. Ông đánh bại đồng đội trẻ Alain Prost để giành chức vô địch. Lauda giải nghệ hoàn toàn vào cuối năm 1985 với 3 chức vô địch F1.

Nigel Mansell: Trở lại Williams năm 1991

Á quân cùng Williams năm 1986 và 1987, và sau một mùa giải đáng quên năm 1988, Mansell chuyển sang Ferrari với hy vọng có thể đăng quang vô địch. Dù ông vẫn chiến thắng, nhưng sự thống trị của McLaren khiến chức vô địch ngoài tầm với, cùng sự xuất hiện của Prost năm 1990, Mansell “quay xe” về Williams.

Chiếc FW14 năm 1991 giúp ông cùng Williams về á quân sau Ayrton Senna. Nhờ vào những cải tiến về công nghệ, họ đã vươn lên vào năm 1992. Mansell thể hiện phong độ "hủy diệt" để giành chức vô địch đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, gần gấp đôi số điểm so với đồng đội đứng thứ 2, Riccardo Patrese.

Michael Schumacher: Benetton sang Ferrari (1996)

Đua xe F1: Nhìn lại những "canh bạc" táo bạo, kẻ thành công người thất bại - 3

Ai cũng biết rất rõ câu chuyện huyền thoại của kỷ nguyên Schumacher-Ferrari. Tay lái người Đức rời Benetton sau khi giành hai chức vô địch năm 1994 và 1995 để bắt đầu chương mới tại Ferrari. Nhưng anh phải mất 5 mùa giải để đội đua của Jean Todt trở lại đỉnh vinh quang.

Năm 2000 đánh dấu danh hiệu cá nhân đầu tiên của Ferrari kể từ Jody Scheckter (1979) khi Schumacher vượt qua Mika Hakkinen và McLaren. Thành tích này cũng khởi đầu chuỗi vô địch kéo dài đến năm 2004, mang lại 7 chức vô địch thế giới cho tay lái người Đức.

Lewis Hamilton: McLaren sang Mercedes (2013)

McLaren bắt đầu thập niên 2010 với nhiều khó khăn trong giai đoạn Red Bull thống trị F1. Và sau khi phải bỏ cuộc khi đang dẫn đầu chặng Singapore năm 2012, Hamilton đưa ra quyết định chuyển sang Mercedes cho chiến dịch năm 2013 khi được đội trưởng lúc đó Ross Brawn và cố vấn Niki Lauda giới thiệu về kế hoạch cho kỷ nguyên hybrid turbo sắp tới.

Đua xe F1: Nhìn lại những "canh bạc" táo bạo, kẻ thành công người thất bại - 4

Phần còn lại là lịch sử với chuỗi 5 danh hiệu vô địch từ 2014 đến 2020, cân bằng kỷ lục 7 chức vô địch của Michael Schumacher cùng hàng loạt thành tích “vô tiền khoáng hậu” khác.

* Những thương vụ mạo hiểm thất bại

Emerson Fittipaldi: McLaren đến Fittipaldi Automotive (1976)

Trái ngược với khoảng thời gian ở Lotus và McLaren, đội đua do hai anh em Fittipaldi (Emerson và Wilson) thành lập lại có được thành công như kỳ vọng. Đầu quân từ năm 1976, Emerson chật vật với việc ghi điểm qua từng chặng. Sau 5 năm tranh tài, điểm sáng duy nhất là 2 podiums, vị trí thứ 2 tại Brazilian GP 1978 cùng hạng 10 chung cuộc năm 1978 (17 điểm); trước khi ông giải nghệ vào cuối năm 1980.

Nigel Mansell: Williams đến McLaren (1995)

Mâu thuẫn với Williams về tương lai cùng lo ngại sẽ gặp lại đồng đội cũ Alain Prost, Mansell rời F1 để chuyển sang giải Indy Car World Series 1993. Ở đây, ông thích nghi rất nhanh khi giành pole và chiến thắng trong chặng mở màn, từ đó có thêm 4 chiến thắng để lên ngôi vô địch trước đối thủ Emerson Fittipaldi.

Nigel Mansell (giữa)

Nigel Mansell (giữa)

Mansell trở lại F1 sau tai nạn thảm khốc của Senna và có pole và chiến thắng ở chặng đua cuối cùng tại Adelaide. Tuy nhiên, Williams lại chọn tài năng trẻ David Coulthard cùng Damon Hill cho mùa giải 1995. Mansell chuyển sang McLaren đang sa sút nhưng đáng tiếc chiếc MP4/10B quá nhỏ so với ông, buộc tay lái người Anh giải nghệ khỏi F1.

Damon Hill: Williams đến Arrows (1997)

Tiếp nối truyền thống nhà vô địch của Williams, Hill rời đội đua ngay sau khi vô địch, tương tự như Prost, Mansell và Nelson Piquet. Sau khi cân nhắc một số đội đua, Hill lựa chọn Arrows, đội đua không thắng trong gần 20 năm gần nhất.

Damon Hill (trái) tại Hungary 1997

Damon Hill (trái) tại Hungary 1997

Với động cơ Yamaha và lốp Bridgestone (‘tân binh’ F1), Arrows và Hill chỉ ghi điểm hai lần trong suốt chiến dịch 17 chặng đua, trong đó có chặng đua đáng nhớ ở Hungary khi anh phân hạng thứ 3, vươn lên dẫn đầu cuộc đua trước khi gặp vấn đề thủy lực khiến anh đánh rơi chiến thắng vào tay đồng đội cũ Jacques Villeneuve.

Fernando Alonso: Renault đến McLaren (2007)

Nhà vô địch năm 2005 và 2006 cùng Renault khi đó thu hút sự chú ý khi quyết định chuyển sang McLaren năm 2007. Nhưng thương vụ này sớm thành một "cơn ác mộng" với sự xuất hiện của tân binh Lewis Hamilton.

Căng thẳng nội bộ tại McLaren, vụ scandal trộm thông tin mật của Ferrari nổi tiếng bậc nhất lịch sử F1, cùng việc để mất chức vô địch vào tay Kimi Raikkonen (với 1 điểm cách biệt), buộc Alonso trở về Renault năm 2008, mùa giải mà Hamilton lên ngôi vô địch lần đầu tiên.

Sebastian Vettel: Red Bull đến Ferrari (2015)

Đua xe F1: Nhìn lại những "canh bạc" táo bạo, kẻ thành công người thất bại - 7

Sau 4 chức vô địch liên tiếp cùng Red Bull, Vettel gặp khó khăn trong năm 2014 khi chỉ có 4 podiums, trong khi đồng đội Daniel Ricciardo có 3 chiến thắng và 5 podiums. Chính vì thế anh đồng ý chuyển sang Ferrari năm 2015 và có khởi đầu như mơ với chiến thắng ngay trong chặng thứ 2 cùng 5 podiums trong 6 chặng mở màn.

Dù vậy Mercedes thể hiện sức mạnh ở giai đoạn sau của mùa giải, cùng với những sai lầm lặp lại trong năm 2017 và 2018 khiến Vettel liên tục để thua trước Hamilton. Sau 6 năm tại Maranello, Vettel có 14 chiến thắng, 12 pole và 55 podium, với 2 lần á quân (2017, 2018) và 1 lần xếp thứ 3 (2015).

Nguồn: [Link nguồn]

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Tay lái từng 7 lần vô địch thế giới, Lewis Hamilton sẽ thực hiện một bước chuyển đổi gây chấn động cho cả làng đua xe F1 khi rời Mercedes sang Ferrari vào năm 2025 với bản hợp đồng nhiều năm, một động thái mà anh gọi là "một trong những quyết định khó khăn nhất mà tôi từng phải đưa ra".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN