Trận đấu nổi bật

marin-vs-pol
Roland Garros
Marin Cilic
0
Pol Martin Tiffon
0
matteo-vs-novak
Gonet Geneva Open
Matteo Arnaldi
-
Novak Djokovic
-
taylor-vs-hubert
Gonet Geneva Open
Taylor Fritz
-
Hubert Hurkacz
-
andrey-vs-luciano
Hamburg Open
Andrey Rublev
-
Luciano Darderi
-
nikoloz-vs-valentin
Roland Garros
Nikoloz Basilashvili
-
Valentin Vacherot
-
taylor-vs-hanna
Roland Garros
Taylor Townsend
-
Hanna Chang
-
tomas-martin-vs-jiri
Hamburg Open
Tomas Martin Etcheverry
-
Jiri Lehecka
-
beatriz-vs-emma
Internationaux de Strasbourg
Beatriz Haddad Maia
-
Emma Navarro
-
anna-lena-vs-sara
Roland Garros
Anna-Lena Friedsam
-
Sara Errani
-
simona-vs-shuai
Roland Garros
Simona Waltert
-
Shuai Zhang
-
karen-vs-sebastian
Gonet Geneva Open
Karen Khachanov
-
Sebastian Ofner
-
flavio-vs-roberto
Hamburg Open
Flavio Cobolli
-
Roberto Bautista Agut
-
paula-vs-liudmila
Internationaux de Strasbourg
Paula Badosa
-
Liudmila Samsonova
-
alexandre-vs-felix
Hamburg Open
Alexandre Muller
-
Felix Auger-Aliassime
-
alexei-vs-cameron
Gonet Geneva Open
Alexei Popyrin
-
Cameron Norrie
-

Đua xe F1, Monaco GP 2025: Yêu cầu bắt buộc nâng tầm chặng đua biểu tượng

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Monaco GP luôn được biết đến là một trong những chặng đua mang tính biểu tượng và danh giá nhất của Formula 1, không chỉ vì lịch sử lâu đời mà còn bởi sự hào nhoáng và đặc tính kỹ thuật của đường đua này.

Lần đầu tổ chức vào năm 1929, Monaco GP là một trong ba chặng đua tạo nên "Tam Vương" (hay Triple Crown) của làng đua xe thế giới, cùng với chặng đua Le Mans 24h và Indianapolis 500.

Đường đua “độc nhất vô nhị”

Với những con phố hẹp, góc cua gắt, các đoạn leo dốc và xuống dốc đan xen, cùng đoạn hầm nổi tiếng dẫn ra cảng Monaco, chặng đua này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối – nơi yêu cầu về kỹ năng lái xe hơn sức mạnh động cơ. Một sai sót nhỏ nhất cũng có thể phải trả giá hàng triệu USD.

Sự kiện tại Monaco giống như một lễ hội văn hóa

Sự kiện tại Monaco giống như một lễ hội văn hóa

Hơn cả một chặng đua – là một sự kiện văn hóa

Monaco Grand Prix không chỉ là một cuộc đua – mà là một sự kiện văn hóa – xã hội mang đậm chất thể thao, sự đẳng cấp và hào nhoáng. Về mặt kỹ thuật, đây là chặng đua phức tạp bậc nhất: xe đua được thiết lập lực ép (downforce) tối đa và hiếm có cơ hội vượt, do đó vòng phân hạng gần như quyết định kết quả chung cuộc.

Và như thường lệ trong năm nay, các tay đua đứng trên bục podium sẽ đội mũ Pirelli phiên bản thứ 5, thiết kế bởi Denis Dekovic với màu sắc quốc kỳ Monaco.

Thay đổi lớn: Hai lần pit-stop bắt buộc

Cũng giống như Imola tuần trước, Pirelli tiếp tục sử dụng ba hợp chất lốp mềm nhất: C4 (Hard), C5 (Medium) và C6 (Soft), trong đó C4 và C5 bắt buộc phải sử dụng trong cuộc đua chính.

Điểm nhấn đáng chú ý nhất là quy định mới: mọi tay đua đều phải thực hiện ít nhất hai lần dừng pit thay lốp trong cuộc đua. Đây là thay đổi chỉ áp dụng riêng cho chặng đua này, với mục tiêu làm tăng tính hấp dẫn cho một chặng đua thường bị đánh giá là "một màu" hay “nhàm chán” – như năm ngoái.

Các tay đua bắt buộc phải thay lốp ít nhất 2 lần ở Monaco năm nay

Các tay đua bắt buộc phải thay lốp ít nhất 2 lần ở Monaco năm nay

Để đảm bảo việc áp dụng quy định ngay cả trong điều kiện mưa lớn, mỗi tay đua sẽ được cấp thêm một bộ lốp Wet so với thông thường.

Giải thích quy định mới

Điều khoản mới nằm trong Điều 30.5, khoản m của Quy định Thể thao:

“Tại Monaco, mỗi tay đua phải sử dụng ít nhất ba loại lốp khác nhau (lốp trơn hoặc lốp ướt). Nếu không dùng lốp trung gian (Intermediate) hoặc lốp Wet trong cuộc đua, tay đua phải sử dụng ít nhất hai hợp chất lốp trơn khác nhau, trong đó gồm một trong hai loại Hard hoặc Medium.

Trừ khi cuộc đua bị huỷ và không thể tiếp tục, việc không tuân thủ các yêu cầu trên sẽ dẫn đến việc tay đua bị loại khỏi kết quả chặng đua. Trong trường hợp này, 30 giây sẽ cộng vào tổng thời gian của tay đua không sử dụng ít nhất hai hợp chất lốp trơn khi được yêu cầu, hoặc không sử dụng ít nhất ba loại lốp bất kỳ trong suốt cuộc đua.

Ngoài ra, 30 giây sẽ cộng thêm vào tổng thời gian của tay đua chỉ sử dụng một bộ lốp duy nhất (bất kể loại lốp nào) trong cả cuộc đua."

Chiến thuật nào tối ưu nhất?

Không có chỗ cho sai lầm ở Monaco

Không có chỗ cho sai lầm ở Monaco

Việc không có tham chiếu cụ thể về khoảng thời gian vào pit sẽ tạo ra sự khó lường và mở ra cơ hội cho các tay đua xuất phát nhóm dưới vươn lên. Ngoài ra, yêu cầu hai lần dừng pit cũng loại bỏ lo ngại về lốp hao mòn – vốn đã rất thấp tại Monaco – và có khả năng sử dụng lốp Soft, đặc biệt là trong giai đoạn cuối nếu xuất hiện xe an toàn (Safety Car).

Nhìn lại năm 2024: Cuộc đua ‘tẻ nhạt’

Năm ngoái, chỉ có sáu tay đua thực hiện pit-stop, do chặng đua bị gián đoạn bởi cờ đỏ ngay vòng đầu tiên. Điều đó cho phép tất cả thay lốp và đáp ứng quy định bắt buộc sử dụng hai hợp chất lốp khác nhau từ rất sớm. Từ đó đến cuối chặng, gần như không có thay đổi về thứ hạng – mười tay đua dẫn đầu về đích giống thứ tự xuất phát.

Đường đua Monaco

Thông số kỹ thuật lốp Pirelli tại Monaco

Thông số kỹ thuật lốp Pirelli tại Monaco

Monaco dài 3.337 km, với 19 góc cua hẹp, rất ít khoảng trống ngoài đường đua (khu vực run-off), khiến va chạm với rào chắn khá phổ biến. Một nửa mặt đường đua – từ cua 12 đến cua 3 – đã được làm lại mượt mà hơn. Tuy nhiên, mặt đường mới ban đầu có thể khiến lốp dễ bị graining (bề mặt lốp bị “xé”, tách ra), nhất là trong các buổi chạy thử đầu tiên.

Thống kê thú vị

Monaco GP lần đầu tiên tổ chức năm 1950, là chặng đua thứ hai trong mùa giải đầu tiên của F1. Đây cũng là nơi Ferrari lần đầu góp mặt – đội duy nhất tham dự tất cả mùa giải kể từ đó đến nay. Ferrari hiện giữ kỷ lục về số lần vô địch (15 cho cá nhân– 16 cho đội đua), chiến thắng chặng (248), pole (253), vòng chạy nhanh nhất (263) và podium (830).

Đến nay đã có 70 lần tổ chức Monaco GP, do sự kiện bị hủy từ 1951–1954 và năm 2020. Tay đua xuất sắc nhất tại đây là Ayrton Senna với 6 chiến thắng, theo sau là Graham Hill và Michael Schumacher (5 chiến thắng). Senna cũng dẫn đầu về pole (5) và podium (8).

Leclerc chiến thắng trên sân nhà năm 2024

Leclerc chiến thắng trên sân nhà năm 2024

McLaren là đội đua thành công nhất tại Monaco với 15 chiến thắng, tiếp theo là Ferrari (10), còn Lotus và Red Bull Racing cùng có 7. Ferrari dẫn đầu về số lần pole (13) và podium (57), vượt xa McLaren (28).

Đặc biệt, gần 46% tay đua chiến thắng xuất phát từ vị trí pole, 23% xuất phát từ P2, cho thấy tầm quan trọng của vòng phân hạng ngày thứ Bảy. Tuy nhiên, trong một chặng đua hiếm hoi năm 1996, Olivier Panis đã thắng chặng dù xuất phát từ vị trí thứ... 14!

Tay lái chủ nhà Charles Leclerc đã có lần đầu tiên chiến thắng tại Monaco cách đây 12 tháng, liệu anh có một lần nữa tái hiện thành tích đó trong năm nay, hay sẽ là một cái tên khác vô địch? Hãy đón xem chặng đua Monaco GP 2025 với lịch thi đấu như sau:

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025

FP1: 18:30 - 19:30

FP2: 22:00 - 23:00

Thứ Bảy, ngày 24/05/2025

FP3: 17:30 - 18:30

Vòng phân hạng: 21:00 - 22:00

Chủ Nhật, ngày 25/05/2025

Cuộc đua chính: 20:00

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Chặng đua Emilia-Romagna GP năm nay đã chứng kiến những màn so tài hấp dẫn, khi Max Verstappen tiếp tục thể hiện phong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2025 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN