Trận đấu nổi bật

felipe-vs-gregoire
Internazionali BNL d'Italia
Felipe Meligeni Alves
0
Gregoire Barrere
1
lisa-vs-shelby
Internazionali BNL d'Italia
Lisa Pigato
0
Shelby Rogers
0
corentin-vs-thiago
Internazionali BNL d'Italia
Corentin Moutet
-
Thiago Monteiro
-
radu-vs-alexandre
Internazionali BNL d'Italia
Radu Albot
-
Alexandre Muller
-
clara-vs-olga
Internazionali BNL d'Italia
Clara Tauson
-
Olga Danilovic
-
mirra-vs-paula
Internazionali BNL d'Italia
Mirra Andreeva
-
Paula Badosa
-
laura-vs-julia
Internazionali BNL d'Italia
Laura Siegemund
-
Julia Riera
-
brandon-vs-jesper
Internazionali BNL d'Italia
Brandon Nakashima
-
Jesper De Jong
-
facundo-vs-botic
Internazionali BNL d'Italia
Facundo Bagnis
-
Botic Van De Zandschulp
-
xinyu-vs-yue
Internazionali BNL d'Italia
Xinyu Wang
-
Yue Yuan
-

Đua xe F1, Canadian GP: "Cạm bẫy" tử thần - Bức tường của các nhà vô địch

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Canadian GP xuất hiện trên bản đồ F1 kể từ năm 1967 và trường đua Gilles Villeneuve là “ngôi nhà” tổ chức chặng đua này kể từ năm 1982 đến nay. Nhiều người nói rằng nơi đây được coi như một trường đua phố mà không có nhà xung quanh bởi chỉ một sai lầm nhỏ thôi có thể gây ra tai họa không hề nhỏ.

Được xây dựng và hoàn thành năm 1978, trường đua ban đầu được đặt tên là Île Notre-Dame Circuit do nó nằm trên bán đảo nhân tạo Notre Dame, Montreal. 4 năm sau, nó được chuyển thành cái tên hiện tại Gilles Villeneuve, cha của Jacques Villeneuve, để tưởng niệm tay đua quá cố. Trường đua nằm ở phần của thành phố tên là Parc Jean-Drapeau, dựa theo tên của thị trưởng, người đã tổ chức triển lãm Expo 67.

Đua xe F1, Canadian GP: "Cạm bẫy" tử thần - Bức tường của các nhà vô địch - 1

Chicane cuối và “Wall of Champions” huyền thoại

Gần một nửa trường đua, chạy từ hairpin cua thứ 10 tới hết khu vực pit nằm ngay cạnh khu vực vịnh Olympic, nơi diễn ra môn thi đấu Rowling và Canoeing tại Thế vận hội mùa hè năm 1976. Như đã nói ở trên, đây được ví như một trường đua phố bởi các hàng rào chắn ở đây được đặt rất sát đường đua, và chỉ cần một sai lầm cũng có thể khiến các tay đua phải rời cuộc chơi sớm.

Trong quá khứ, đã có rất nhiều tên tuổi lớn, mang tầm huyền thoại đã đâm vào tường ở đoạn đường thẳng đi qua vạch xuất phát/đích, cũng là nơi thoát chicane cuối cùng của trường đua này.

Năm 1999, khu vực này được đặt biệt danh là "Mur du Québec", trong tiếng Pháp nghĩa là Quebec Wall, và nó đã chấm dứt cuộc đua của 3 nhà vô địch F1 trước đó, Damon Hill, Michael Schumacher và Jacques Villeneuve cùng nhà vô địch của giải đua xe FIA GT Ricardo Zonta. Kể từ đó, biệt danh mới và phổ biến cho đến ngày nay có tên là Wall of Champions (bức tường của các nhà vô địch).

Đua xe F1, Canadian GP: "Cạm bẫy" tử thần - Bức tường của các nhà vô địch - 2

Tổ hợp Senna ‘S’ cua thứ 1 và 2 cùng hai khán đài lớn

Năm 2005, kerb tại chicane cuối này đã được làm cao hơn, gây ra thử thách lớn hơn với các tay lái, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Vì thế, trong thập niên 2000, Jenson Button vào năm 2005 và Sebastian Vettel vào năm 2011 đã là những nạn nhân tiếp theo của bức tường này. Tất nhiên cũng có không ít những cái tên khác đã gặp tai nạn tại đây nhưng họ đều chưa từng chiến thắng F1.

Khúc cua thứ 1 và 2 có độ phức tạp cao, từ trên cao nhìn xuống có hình thù chữ S và vì thế nó được gọi là cua Senna ‘S’ để tưởng nhớ huyền thoại đã có nhiều chiến thắng nhất trên đất Canada này. Dù vậy, lối thoát pit lại chạy thằng 1 mạch ra tới cua thứ 2 vì thế nhiều fan “cứng” của F1 cho rằng chuỗi 2 cua này chưa đủ ấn tượng để có thể đặt theo tên của Senna. Sau đó, các tay đua bắt đầu tiến đến khu vực có nhiều cây xanh nhất của trường đua.

Sau khi thoát cua 2, tất cả sẽ tới với chicane cua thứ 3 và 4, nơi đòi hỏi bạn cần thoát cua một cách hoàn hảo bởi nếu không bức tường sẽ lại chào đón bạn. Thực hiện thành công, bạn lại bắt đầu tăng tốc từ số 4, băng qua đoạn cong thứ 5 với vận tốc 270 km/h rồi tới khu vực khán đài nằm tại khúc cua thứ 6 và 7. Trước đó ở cua thứ 5 là nơi xác định DRS đầu tiên, mới được thêm vào trong cuộc đua năm 2018 này.

Đua xe F1, Canadian GP: "Cạm bẫy" tử thần - Bức tường của các nhà vô địch - 3

Một góc cua thứ 4 đi qua khu vực nhiều cây nhất trường đua

Qua được cua thứ 7 sẽ tới khu vực có khả năng vượt mặt đầu tiên, DRS Zone 1 kéo dài tới cua 8. Với sự hỗ trợ của hệ thống giảm lực kéo này, chiếc xe hoàn toàn có thể chạm mốc tối đa là 310 km/h, rồi phanh xuống 135 km/h khi tới chicane cua thứ 8 và 9.

Nếu không thể vượt qua đối thủ ở thời điểm trước đó, bạn sẽ cần phải tiếp tục bám sát chiếc xe phía trước bởi khi qua cua 9 một đoan sẽ tới điểm xác định DRS thứ 2. Sau đó, sự tỉnh táo và bình tĩnh vẫn cần phải được duy trì bởi bạn chuẩn bị tới khu vực chậm nhất trên cả trường đua, hairpin cua 10.

Hairpin này cùng cua thứ 6 tại Monaco là hai ví dụ điển hình về khúc cua 180 độ, nơi mỗi tay đua phải xoay vô lăng hết nấc để có thể tạo ra một cú qua cua “ngọt” nhất có thể.

Có rất nhiều cách vào cua tại đây tùy theo các trường hợp khác nhau, nếu đang trong một cuộc cạnh tranh, cách tốt nhất là chui vào phía trong và ép đối thủ ra bên ngoài, nhưng đây không phải sự lựa chọn sáng suốt bởi sau đó sẽ là một đoạn đường thẳng dài 1200m và chạy phía sau không phải là bất lợi, nhất là khi có sự trợ giúp từ DRS.

Đua xe F1, Canadian GP: "Cạm bẫy" tử thần - Bức tường của các nhà vô địch - 4

Toàn cảnh khu vực hairpin cua thứ 10

Cách dễ dàng hơn có lẽ là đi ra bên ngoài, để có được một cú thoát cua sớm, bắt đầu tăng tốc nhanh hơn và giành lợi thế trước đối thủ trong vùng DRS Zone 2. Đó cũng là cách qua cua trong trường hợp thoải mái, không có áp lực gì ở phía sau. Đoạn đường thẳng dài nhất của trường đua kéo đến khúc cua thứ 13, cũng là nơi vào pit và chicane cuối cùng (theo kèm đó là Wall of Champions).

DRS Zone 3 nằm ở giữa cua thứ 14 và khúc cua đầu tiên với điểm xác định chung với DRS Zone 2, khiến cho chiếc xe phía sau sẽ liên tục có những cơ hội vượt mặt đối thủ trải dài trên cả đường đua thay vì phải bám đuổi trong vô vọng như ở Monaco. Chính vì thế, một chiếc xe có sức mạnh động cơ là một lợi thế lớn tại Canadian GP này.

Canadian GP sẽ là chặng đua thứ 2 liên tiếp bộ lốp Hyper-soft xuất hiện tại F1, tuy nhiên sự lựa chọn lần này khác hẳn so với những gì diễn ra tại Monaco cách đây 2 tuần. Thay vì lựa chọn tới 10 hay 11 bộ lốp hồng thì ở Montreal sắp tới, các đội đua chỉ lấy từ 7 tới 8 bộ lốp mềm nhất, còn với Mercedes họ thậm chí chỉ lựa chọn có 5 bộ, gần như chỉ để phục vụ cho vòng phân hạng. Đội ĐKVĐ cũng là những người duy nhất chọn tới 5 bộ lốp tím Ultra-soft, còn lại 3 bộ lốp đỏ Super-soft.

Đua xe F1, Canadian GP: "Cạm bẫy" tử thần - Bức tường của các nhà vô địch - 5

Lựa chọn lốp tại chặng đua Canadian GP năm 2018

Lance Stroll, tay lái chủ nhà tại chặng đua này là người lựa chon nhiều bộ lốp cứng nhất, với 5 bộ Super-soft, trong khi anh chỉ có đúng 1 bộ Ultra-soft, còn lại là những bộ lốp sọc hồng, một chiến thuật mạo hiểm của đội đua đang đứng áp chót của BXH năm nay. Trong khi đó Ferrari và Red Bull đều có tổ hợp chọn lốp giống nhau 2-3-8, hứa hẹn sẽ gây được nhiều áp lực lên đội đuâ dẫn đầu, vốn đã về nhất tại đây 3 năm gần nhất.

Với một trường đua thú vị, chắc chắn Canadian GP cuối tuần này sẽ là một bữa tiệc thịnh soạn nữa cho người hâm mộ thưởng thức. Ở phía trên sẽ chứng kiến cuộc đua tam mã khó dự đoán kết quả cuối cùng còn ở nhóm giữa, cuộc đua sẽ trở nên khó lường hơn khi ngoại trừ Williams hiện tại, ai cũng đều có khả năng trở thành “đội đua thứ 4” của F1.

Cuộc đua sẽ bắt đầu bằng phiên chạy thử thứ nhất lúc 21giờ00 thứ 6 ngày 08/6 và cuộc đua chính lúc 01giờ10’ ngày thứ 2, 11/6 (theo giờ VN). Phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp tại kênh thể thao FOX Sport 2.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1, Canadian GP 2018: Hướng đến thiên đường thứ 7

Tạm rời xa châu Âu, những chiến mã của Thể thức 1 sẽ đến Bắc Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN