Trận đấu nổi bật

elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Cơ hội đổi đời ít ai biết của vận động viên

Sự kiện: Thể thao

Khi được hỏi về những giải đấu mang lại tiền thưởng lớn nhất trong sự nghiệp, không ít vận động viên sẽ đồng thanh trả lời "Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc". Được ví như giải Olympic của Việt Nam, Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) toàn quốc là cơ hội đổi đời với nhiều VĐV, nhưng kèm theo không ít câu chuyện hậu trường sóng gió.

200 triệu một tấm HCV

Nếu tìm kiếm cụm từ "tiền thưởng Đại hội TDTT toàn quốc", chúng ta có thể tìm thấy một vài con số khá thú vị. Hưng Yên thưởng cho mỗi VĐV giành HCV 30 triệu đồng, HCB 20 triệu đồng, HCĐ 10 triệu đồng. Người phá kỷ lục tại Đại hội được thưởng 10 triệu đồng. Con số này lớn gấp đôi huy chương giành được tại các giải vô địch quốc gia thông thường.

Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc được tổ chức với quy mô lớn không kém một kỳ SEA Games.

Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc được tổ chức với quy mô lớn không kém một kỳ SEA Games.

Những địa phương khác như Đắk Lắk cũng duyệt mức thưởng không nhỏ cho vận động viên giành huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc, khi con số lần lượt là 20 triệu, 13 triệu, 10 triệu. Tây Ninh quy định tiền thưởng là 30 triệu, 15 triệu, 10 triệu... Những địa phương thưởng "bèo" nhất cũng duyệt chi thưởng cho vận động viên giành HCV 10 triệu đồng.

Nhìn chung, mỗi tấm huy chương ở Đại hội TDTT toàn quốc mang về cho vận động viên tiền thưởng lớn hơn 1,5-2 lần so với các giải vô địch tổ chức hằng năm. Đây là con số hợp lý, bởi Đại hội TDTT toàn quốc chỉ tổ chức 4 năm 1 lần giống như Olympic và World Cup. Với mọi VĐV thể thao đỉnh cao, họ chỉ có cơ hội tham dự 2-3 kỳ Đại hội.

Một lý do khác khiến các địa phương chi đậm cho huy chương ở Đại hội TDTT toàn quốc là tính màu cờ sắc áo. "Đại hội là sân chơi lớn nhất trong sự nghiệp của tôi", một vận động viên tâm sự. Người này cho biết khoản tiền lớn nhất cô từng có sau một giải đấu đến từ Đại hội TDTT toàn quốc năm 2018, nơi cô được thưởng nóng 200 triệu đồng nhờ giành HCV.

"Tấm HCV năm đó giúp tôi có tiền gửi về quê nhà, giúp gia đình sửa sang căn nhà cũ xuống cấp đã nhiều năm. Khoản tiền ấy tương đương 3-4 năm tích cóp, dành dụm với thu nhập hiện tại của một vận động viên", cô tâm sự thêm. Con số đó lớn hơn cả mức tiền thưởng thông thường dành cho một vận động viên giành huy chương vàng SEA Games.

Cũng vì tính màu cờ sắc áo, nhiều địa phương không ngần ngại duyệt chi ngân sách lớn để đạt thành tích tốt tại Đại hội TDTT toàn quốc. Để chuẩn bị cho kỳ Đại hội diễn ra vào cuối năm nay, các thành viên đội Boxing Hà Nội sẽ tập huấn ở nước ngoài, với điểm đến là Thái Lan. Nhiều khả năng họ sẽ tập ở cùng một địa điểm với đội Boxing Hải Phòng.

Con số duyệt chi cho chuyến tập huấn nước ngoài của từng đội Boxing Hà Nội và Hải Phòng không được công bố chính xác, nhưng có thể lên tới cả tỷ đồng. Đây là khoản tiền không nhỏ, tương đương với kinh phí tập luyện của một đội tuyển quốc gia. Chỉ có Đại hội TDTT toàn quốc mới khiến các địa phương mạnh tay chi tiền để đạt thành tích cao đến vậy.

Những chuyện khó nói bên lề

Mức thưởng lớn, bao gồm cả thưởng theo quy chế và thưởng nóng ở Đại hội TDTT toàn quốc là động lực để nhiều VĐV phấn đấu. Nhưng đi kèm theo đó là sự cạnh tranh gắt gao giữa các đoàn thể thao và VĐV trong cùng một đoàn. Những ai chắc chắn giành thành tích cao sẽ được đại diện cho đoàn mình, trong khi người khác phải ở nhà, hoặc thi đấu cho một đơn vị khác.

Trong trường hợp của vận động viên được thưởng nóng 200 triệu đồng nhờ tấm HCV Đại hội TDTT toàn quốc 2018, cô tham dự giải theo diện "lính đánh thuê". Điều này xảy ra thường xuyên ở những nội dung thi đấu giới hạn số VĐV của một đoàn tham gia. Với các "lính đánh thuê", đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn để họ chứng minh mình không phải người thừa.

Bên cạnh những vận động viên phải tham dự theo diện "lính đánh thuê", một chuyện hy hữu hơn là trường hợp của VĐV chuyên nghiệp tham dự Đại hội TDTT toàn quốc. 4 năm trước, Phạm Tuấn Hải là thành viên đội Hà Nội giành Huy chương vàng môn bóng đá nam kỳ Đại hội năm 2018. Anh ghi bàn thắng ấn định tỷ số 2-0 trong trận chung kết, qua đó biến Nghệ An thành cựu vương.

Bên cạnh bóng đá, một môn thể thao khác cũng chứng kiến hàng loạt vận động viên thi đấu chuyên nghiệp tham dự Đại hội TDTT toàn quốc năm 2022 là Boxing. Những võ sĩ như Trương Đình Hoàng, Trần Văn Thảo, Nguyễn Thị Thu Nhi... đều sẽ thi đấu cho đơn vị mình đang đầu quân với mục tiêu hướng đến tấm HCV trong kỳ Đại hội sắp tới.

Với Trương Đình Hoàng, việc anh tham dự Đại hội TDTT toàn quốc là điều không lạ. Hoàng vẫn thi đấu song song giữa Boxing nhà nghề và Boxing thành tích cao, nhưng Trần Văn Thảo và Nguyễn Thị Thu Nhi lại khác. Trần Văn Thảo đã không tham dự các giải vô địch quốc gia trong nhiều năm, và anh mới quay lại Boxing thành tích cao ở kỳ SEA Games 31 vừa qua.

Về phía Thu Nhi, cô đã thực hiện một cú đề pa cho Đại hội TDTT toàn quốc 2022 bằng việc giành HCV ở giải Boxing toàn quốc diễn ra hồi tháng 3 vừa qua. Việc 2 đơn vị Cần Thơ và Cocky Buffalo tranh cãi quanh câu chuyện thi đấu của Thu Nhi từng gây ồn ào với lý do cô muốn tham dự SEA Games, nhưng thực tế lại khác. Đại hội TDTT toàn quốc 2022 mới là đích đến thực sự của Nhi và ban huấn luyện, nơi cô từng vô địch 4 năm trước.          

2022, một năm phức tạp của Thu Nhi

Kể từ khi giành đai vô địch WBO thế giới hồi tháng 10/2021, Thu Nhi từ một võ sĩ vô danh trở thành Boxer Việt Nam được biết đến nhiều nhất ở cả trong nước lẫn quốc tế. Đó cũng là khởi đầu cho mọi rắc rối diễn ra xung quanh võ sĩ sinh năm 1996, khi cô từ vai thần tượng trở thành nhân vật bị chỉ trích, chê bai.

Thu Nhi sẽ tham dự Đại hội TDTT toàn quốc 2022, nơi cô từng giành HCV 4 năm trước.

Thu Nhi sẽ tham dự Đại hội TDTT toàn quốc 2022, nơi cô từng giành HCV 4 năm trước.

Tháng 1/2022, Thu Nhi có tên trong danh sách triệu tập lên đội tuyển Boxing Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 31. Điều này khiến CLB chủ quản của Thu Nhi là Cocky Buffalo phải hủy trận đấu bảo vệ đai WBO cho cô. Phía Cần Thơ nói Nhi phải hoãn lịch bảo vệ đai để ưu tiên SEA Games, nhưng cuối cùng cô lại không tham dự.

Khi thành viên đội tuyển Boxing Việt Nam tham dự SEA Games 31, Thu Nhi lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ dự giải vô địch Boxing nữ thế giới. Tại giải đấu này, cô nhận thất bại ngay vòng 1 trước một võ sĩ kém tên tuổi. Vào tháng 9 tới, Nhi sẽ tới Costa Rica thượng đài bảo vệ đai WBO và thống nhất đai IBF. Đây là cuộc đấu được ăn cả ngã về không của Thu Nhi, người vừa được tung hô, vừa bị chỉ trích trong 1 năm qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Hot girl Thu Thảo mê tập võ, trở thành HLV ”nóng bỏng” thi Hoa hậu thể thao

(Tin thể thao) Trở thành một HLV chuyên nghiệp sau khi giảm 9 kg nhờ Kickfit, hot girl Thu Thảo gây ấn tượng mạnh khi tham dự cuộc thi Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
Thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN