Treo khối nợ khổng lồ khó trả, Lào đối mặt nguy cơ vỡ nợ quốc tế

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cơ quan xếp hạng Moody's cảnh báo rằng Lào hiện đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nghiêm trọng.

Chính phủ Lào hiện đang chịu các khoản nợ trị giá 1,2 tỷ USD phải trả trước cuối năm và trung bình 1 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2025. Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng tài chính Moody's nói rằng đất nước này dường như không có "chiến lược đáng tin cậy” nào để đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình.

Moody's cho biết: "Rủi ro thanh khoản tăng cao càng trở nên trầm trọng hơn do các vùng đệm tài chính và ngoại tệ suy yếu, hệ thống quản trị kinh tế yếu kém, đồng thời dẫn đến khả năng vỡ nợ nghiêm trọng trong thời gian tới”, Moody's cho biết sau khi giảm xếp hạng của nước này hai bậc, từ B3 xuống Caa2.

Các dự án thủy điện khổng lồ khiến Lào chìm sâu vào nợ nần (Nguồn: Reuters)

Các dự án thủy điện khổng lồ khiến Lào chìm sâu vào nợ nần (Nguồn: Reuters)

Moody's cho biết thêm, nền kinh tế Lào sẽ hầu như không tăng trưởng trong năm nay. Điều đó có khả năng làm tăng thâm hụt ngân sách của chính phủ lên 6,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ 3,5% GDP năm ngoái, đồng thời đẩy tỷ lệ nợ của nước này lên 6 điểm phần trăm lên 64% GDP vào năm 2022. Dự trữ toàn quốc hiện đã ít hơn hơn 1 tỷ USD.

Các khoản cho vay từ các ngân hàng thương mại và trái phiếu Bạt Thái Lan sẽ đáo hạn trong tháng 9 và tháng 10 năm nay, Lào cũng phải đối mặt với khoản thanh toán trị giá 150 triệu Euro đến hạn vào tháng 6 năm tới.

Lào và các quan chức Bộ Tài chính nước này đã tìm tới Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất – để xin lời khuyên về tái cấu trúc nợ. Toshiro Nishizawa, Giảng viên tại Trường Chính sách Công của Đại học Tokyo và cũng là một thành viên của ban cố vấn chính sách tài khóa tại Lào, lên tiếng cảnh báo về rủi ro xuất hiện tình trạng “khẩn cấp kinh tế toàn quốc” trong bối cảnh Covid-19.

Bên cạnh khoản nợ quốc tế của Chính phủ Lào, Ėlectricité du Laos (EDL) – một công ty điện Nhà nước – đang nợ ở mức 8 tỷ USD. Năm 2018, EDL đã ký thỏa thuận với Công ty Lưới Điện miền Nam Trung Quốc (CSPG) – do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát – để phát triển mạng lưới truyền tải điện tại Lào vì hiện tại nước này chưa thể truyền tải hết lượng điện tạo ra từ đập Mekong.

Moody's cho biết: "Việc không có một chiến lược tài chính minh bạch và sự không rõ ràng về nghĩa vụ nợ đáo hạn đã và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm gia tăng nghi ngờ về năng lực của chính phủ để đảm bảo nguồn tài chính kịp thời với chi phí hợp lý”.

Nguồn: [Link nguồn]

Đất nước sở hữu nhiều “vàng đen” nhất thế giới bất ngờ tuyên bố… hết tiền

Chính phủ Kuwait đã gần như cạn kiệt tài sản thanh khoản, không thể bù đắp thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN