Thu mua sổ BHXH: Biến tướng của nạn cho vay lãi suất cao

BHXH Việt Nam cho biết, các trường hợp người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, thế chấp sẽ không được cấp lại sổ. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định sổ BHXH không phải là một tài sản được dùng để cầm cố, thế chấp. Việc thu mua sổ BHXH hiện nay là biến tướng của nạn cho vay lãi suất cao, phần thiệt luôn là người lao động.

Một trang trên mạng xã hội Facebook lợi dụng logo của BHXH Việt Nam để thu mua sổ BHXH của người lao động

Một trang trên mạng xã hội Facebook lợi dụng logo của BHXH Việt Nam để thu mua sổ BHXH của người lao động

Tình trạng thu mua, cầm cố sổ BHXH đã gây ảnh hưởng không chỉ trước mắt cho cá nhân người cầm cố, thu mua, cho mượn, mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ đến vấn đề an sinh lâu dài của xã hội. Theo ông Lê Đình Quảng, quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) hiện tượng này không phải bây giờ mới xuất hiện. Gần đây, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người lao động (NLĐ) do tác động của đại dịch COVID-19, nhiều đối tượng tiếp tục mạo danh để trục lợi.

“Thu mua sổ BHXH chính là mua quyền được hưởng BHXH một lần của NLĐ. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014, cứ mỗi năm tham gia đóng BHXH, NLĐ thôi việc sẽ được nhận BHXH một lần tương ứng với 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH. Còn nếu NLĐ đóng BHXH trước năm 2014, thì sẽ được nhận BHXH một lần ở mức thấp hơn (1,5 tháng lương). Quy định của luật là như vậy, nhưng số tiền NLĐ nhận được từ người mua sổ BHXH sẽ thấp hơn rất nhiều số tiền đáng ra họ sẽ được nhận khi đến cơ quan BHXH làm thủ tục. Việc bán sổ BHXH thông qua hình thức ủy quyền cho người mua nhận tiền BHXH một lần, sẽ dẫn đến toàn bộ quá trình đóng BHXH của NLĐ bị mất, thiệt thòi cho NLĐ. Đồng thời cũng là biến tướng của nạn cho vay lãi suất cao, phần thiệt luôn là NLĐ”, ông Quảng phân tích.

Theo quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động, cơ quan BHXH đã ban hành Quyết định số 1035 xác định rõ các trường hợp NLĐ mang sổ BHXH đi cầm cố, thế chấp sẽ không được cấp lại sổ.  Ngoài ra, pháp luật cũng quy định sổ BHXH không phải là một tài sản được dùng để cầm cố, thế chấp.

“Đối tượng thu gom sổ BHXH thực chất là mua quyền được hưởng BHXH một lần và số tiền họ trả cho NLĐ rất ít cùng với giấy uỷ quyền của NLĐ”, ông Quảng khẳng định.

Cụ thể, theo phân tích của quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động, xét về mặt kinh tế, mức đóng 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất (1 năm chúng ta đóng vào quỹ này bằng 2,6 tháng lương), nhưng khi chúng ta nhận cũng chỉ được 2 tháng lương, như vậy chúng ta đã thiệt 0,6 tháng lương. Trong khi đó, nếu tích lũy để sau này được hưởng lương hưu, NLĐ còn được cấp thẻ BHYT và một số chính sách khác nữa. Vì vậy, ông Quảng mong muốn, không vì trường hợp khó khăn, thì NLĐ hết sức cân nhắc trong việc này.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, ông Lê Đình Quảng khuyên những NLĐ bị mất việc làm nên làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Bởi theo ông, nếu không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cũng thuộc đối tượng hỗ trợ của gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Vì vậy, NLĐ cần phải nhìn vào đó để vượt qua giai đoạn khó khăn này và tiếp tục tham gia vào quan hệ lao động, để tham gia BHXH và được đảm bảo an sinh xã hội lâu dài.

Cũng theo quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động, các quy định của pháp luật đã đầy đủ, nhưng thực tế việc xử lý các hành vi liên quan đến thu gom sổ BHXH chưa thực hiện được nhiều. Vì thế, thời gian tới, cơ quan chức năng liên quan cần phải làm mạnh hơn nữa việc xử lý những hành vi trục lợi, thu gom mua sổ BHXH.

“Hiện, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang có nhiều giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền. Chúng tôi cũng đang cùng với các cơ quan chức năng chăm lo bảo vệ NLĐ, đặc biệt để NLĐ có khoản tiền lương thu nhập đảm bảo cuộc sống. Đồng thời, tiếp tục đề xuất sửa đổi để chính sách BHXH thật sự hấp dẫn, tạo niềm tin cho NLĐ…”, ông Quảng cho biết thêm.

“Theo Điều 27 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hành vi này có thể bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng; còn làm giả hoặc sai lệch hồ sơ BHXH để lừa dối cơ quan BHXH thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự, với mức phạt có thể bằng tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”, quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động Lê Đình Quảng cho hay.

“Theo Điều 27 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hành vi này có thể bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng; còn làm giả hoặc sai lệch hồ sơ BHXH để lừa dối cơ quan BHXH thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự, với mức phạt có thể bằng tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”, quyền Trưởng ban Quan hệ Lao động Lê Đình Quảng cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Sốc với đà tăng 780% của một cổ phiếu liên quan đến tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục sau cú “sốc” cách đây 2 phiên do thông tin về giá dầu gây ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Phú ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN