Thanh niên giả làm hoàng tử Dubai đi lừa đảo 185 tỷ rồi tiêu xài như "rich kids"

Sự kiện: Kinh Doanh

Một người đàn ông tự xưng là hoàng tử của hoàng gia Ả Rập cực kỳ giàu có, tên là Khalid Bin Al-Saud, đã lừa đảo các nhà phát triển bất động sản để nhận được khoản đầu tư 400 triệu đô la vào một khách sạn sang trọng chỉ trong tưởng tượng trên bãi biển Miami.

Với vẻ ngoài bóng bẩy sang trọng, ai cũng có thể dễ dàng bị lừa khi Khalid Bin Al-Saud tự xưng là người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Để bắt đầu thực hiện phi vụ lừa đảo này, năm 2017, vị "hoàng tử" đã chuyển đến sống trong căn hộ áp mái của một tòa nhà cao tầng sang trọng trên đảo Fisher (Dubai). Tất nhiên, anh ta tuyên bố sở hữu toàn bộ tòa nhà cũng như cả khu phố nằm trên hòn đảo tư nhân độc quyền ngoài khơi Miami này.

Thanh niên giả làm hoàng tử Dubai đi lừa đảo 185 tỷ rồi tiêu xài như "rich kids" - 1

Hoàng tử giả mạo tuyên bố sở hữu toàn bộ các tòa nhà trên hòn đảo ngoài khơi Dubai (Nguồn: CNBC)

Khalid thường xuyên lái xe quanh các khu vực sang trọng bằng chiếc Ferrari California 2016 (với giá cơ bản khoảng 200.000 USD), biển số ngoại giao giả cùng một chi tiết mang tính bảo mật dành cho hoàng gia. Anh ta cũng thường xuyên đi vòng quanh hòn đảo trong những chiếc xe sang trọng khác, từ một chiếc Bentley đến Rolls Royce, đôi khi là chụp ảnh bên những chiếc du thuyền và máy bay phản lực tư nhân.

Khalid luôn khoe khoang lối sống sang trọng của mình trên các trang mạng truyền thông xã hội, đăng ảnh lên Instagram khoe những chiếc xe sang trọng, trang sức nạm kim cương, đồng hồ Rolex.

Hắn luôn khoe những món đồ đắt tiền trên mạng xã hội (Nguồn: CNBC)

Hắn luôn khoe những món đồ đắt tiền trên mạng xã hội (Nguồn: CNBC)

Chỉ có một vấn đề: Người đàn ông tự xưng là Hoàng tử Khalid Bin Al-Saud với những người hàng xóm giàu có và các đối tác kinh doanh – những người đã trao cho anh ta hàng triệu đô la để đầu tư - thực ra là một kẻ lừa đảo tên Anthony Gignac, không phải là thành viên của hoàng gia Ả Rập (có giá trị tài sản ròng ước tính hơn 1 nghìn tỷ đô la). Gignac thực sự được sinh ra ở Colombia và chuyển đến Michigan vào năm 6 tuổi.

Những món đồ đắt tiền khiến hắn có được lòng tin từ các nhà đầu tư (Nguồn: CNBC)

Những món đồ đắt tiền khiến hắn có được lòng tin từ các nhà đầu tư (Nguồn: CNBC)

Theo các công tố viên liên bang, Gignac không sở hữu bất cứ khối tài sản nào trị giá hàng trăm triệu đô la như tuyên bố. Anh ta cũng không sở hữu tòa nhà cao tầng Fisher Island và tất cả 54 căn hộ cao cấp trong đó. Ngay cả các tấm giấy phép ngoại giao cũng là giả, đối tác kinh doanh của Gignac đã mua chúng trên eBay, theo Vanity Fair.

Không có tài sản lớn như hoàng gia thực thụ, Gignac vẫn có thể tận hưởng một lối sống xa hoa bằng tiền mà anh ta kiếm được từ các nhà đầu tư, những người tin rằng anh ta là một hoàng tử Ả Rập thực sự với cổ phần đáng kể ở Saudi Aramco, gã khổng lồ dầu mỏ do hoàng gia Saudi kiểm soát.

Gignac đã xây dựng một mạng lưới các nhà đầu tư trên khắp thế giới với thủ đoạn đề nghị bán một phần cổ phần Saudi Aramco với giá rẻ trước khi kế hoạch IPO của công ty được thực hiện. Gignac cũng đưa ra các cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp tưởng tượng khác, chẳng hạn như một nền tảng kinh doanh nhiên liệu máy bay, một sòng bạc ở Malta và một công ty dược phẩm Ailen.

Chính quyền liên bang cho biết vị “hoàng tử” này đã thu được gần 8 triệu đô la từ những nhà đầu tư nhẹ dạ và sử dụng số tiền đó để duy trì lối sống hào nhoáng của mình. Hắn mua những hàng hóa xa xỉ và có một cuộc sống giống như thành viên của một trong những gia đình giàu nhất thế giới.

Vào tháng 3 năm 2019, Gignac, 48 tuổi, đã bị khởi tố với tội danh giả mạo một nhà ngoại giao nước ngoài và âm mưu phạm tội lừa đảo. Hai tháng sau, anh ta bị kết án hơn 18 năm tù.

Nguồn: [Link nguồn]

Giàu hơn cả Dubai, đất nước này bao nuôi người dân... trọn đời

Đã giàu lại còn thích “chơi trội”, đây đúng là đất nước hoành tráng nhất châu Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN