Những thói quen “ném tiền qua cửa sổ” cần từ bỏ nếu không muốn nghèo bền vững

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thói quen tiêu tiền không tốt có thể cực kỳ khó thay đổi. Tuy nhiên nếu muốn có một cuộc sống thịnh vượng, bạn cần nhận ra những thói quen đó và lên kế hoạch thay đổi chúng.

Chi tiêu theo cảm xúc

Những thói quen “ném tiền qua cửa sổ” cần từ bỏ nếu không muốn nghèo bền vững - 1

Gretchen Cliburn, Giám đốc kế hoạch tài chính của công ty cố vấn tài chính BKD Wealth Advisors cho biết, mua sắm để thỏa mãn cảm xúc là một thói quen khá phổ biến. Nhiều người trong chúng ta sẽ không ngần ngại chi tiền khi cảm thấy buồn bã hay áp lực. Tuy nhiên, sự thật là việc tiêu tiền đó không hề mang lại hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề. Sau khi thoát khỏi cảm xúc đó, bạn sẽ hối hận khi nghĩ đến số tiền đã bỏ ra cho những sản phẩm không hề cần thiết.

Để tránh mua sắm bốc đồng hay cảm tính, hãy đặt ra một số quy tắc cơ bản cho chính bạn. Chẳng hạn, chỉ mua các mặt hàng từ danh sách mong muốn mà bạn đã thực hiện vào thời điểm tương đối bình tĩnh, không phải khi bạn đang cố gắng giải thoát bản thân khỏi sự lo lắng hoặc buồn bã.

Cho vay tiền

Mặc dù việc mở rộng bàn tay giúp đỡ người khác là việc làm đáng khen ngợi, tuy nhiên việc cho bạn bè và các thành viên gia đình vay số tiền lớn hoặc quá nhiều lần có thể làm "tổn thương" cả túi tiền và mối quan hệ của bạn. Người đó có thể khó trả lại tiền cho bạn. Theo thời gian, bạn sẽ hết tiền và tình bạn cũng đổ vỡ.

Theo Cliburn, có rất nhiều cách để bạn giúp đỡ bạn bè ngoài việc cho vay tiền. Bạn có thể giúp họ tìm giải pháp để giải quyết vấn đề. 

So sánh tình hình tài chính của mình với người khác

Những thói quen “ném tiền qua cửa sổ” cần từ bỏ nếu không muốn nghèo bền vững - 2

Nhiều người trong chúng ta đo lường sự thành công bằng kích thước của ngôi nhà hoặc những chiếc xe so với của người khác. Những ngôi nhà lớn và những thứ đắt tiền chỉ cho biết một số người chọn cách tiêu tiền như thế nào chứ không thể hiện họ thực sự có bao nhiêu, Cliburn nói.

Để tránh "đốt tiền” nhằm thỏa mãn sự đố kỵ, cần xác định đâu là điều quan trọng hơn với mình. Ngồi xuống và tự đặt cho mình những mục tiêu cho 5, 10, 20 năm nữa. Sau khi xác định được điều gì là ý nghĩa nhất, bạn sẽ đưa ra được quyết định chi tiêu dựa trên điều đó thay vì sống theo quan điểm thành công của người khác.

Tiêu hết những gì mình có

Mọi người đều phải trả hóa đơn và mua nhu yếu phẩm mỗi tháng, nhưng bạn phải quyết định làm gì với số tiền còn lại. Chọn chi tiêu toàn bộ - trái ngược với việc tiết kiệm và đầu tư - có thể dễ dàng trở thành chuẩn mực để thỏa mãn cuộc sống. Điều đó thường có nghĩa là bạn không có "quỹ khẩn cấp" khi gặp phải vấn đề nào đó.

Theo Cliburn, mỗi người nên lập ngân sách riêng, trong đó có khoản dự phòng khẩn cấp và tiền cho hưu trí hàng tháng. Bạn có thể đặt mục tiêu quỹ dự phòng khẩn cấp bằng 6 tháng chi phí sinh hoạt hay tự đặt ra quy tắc tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập cho quỹ khi về hưu. Nhớ rằng, một khi đã lên kế hoạch, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng những gì đã đặt ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Giàu hơn 30 lần so với thời làm tổng thống, gia đình Barack Obama tiêu tiền thế nào?

Giá trị tài sản ròng của Barack Obama là 40 triệu đô la. Ngoài lương hưu sáu con số mà ông nhận được với tư cách là cựu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Marketwatch) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN