"Ngấm đòn" chiến tranh thương mại, DN có cổ phiếu giảm sàn 16 phiên liên tiếp

Đã 16 phiên liên tiếp, tính từ ngày 15/08 đến phiên giao dịch thứ sáu vừa qua (06/09/2019), cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) chỉ có giảm sàn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu của doanh nghiệp này liên tục giảm như vậy?

Nếu tính cả 3 phiên giảm giá liên tiếp trước khi bước vào chuỗi 16 phiên giảm sàn, FTM đã có tới 19 phiên giảm giá liên tiếp. Đáng chú ý, tính từ ngày 25/07 đến nay, FTM mới chỉ có duy nhất một phiên tăng giá trong tổng số 31 phiên giao dịch.

Với chuỗi giảm giá 19 phiên liên tiếp đã qua, FTM từ mức giá 24.200 đồng/cp nay chỉ còn 7.580 đồng/cp, đây là mức giá thấp nhất kể từ khi cổ phiếu này chào sàn HOSE ngày 06/02/2017.

Ngược lại lịch sử giao dịch của FTM, cổ phiếu này vốn đã “lận đận” ngay từ khi mới "chân ướt, chân ráo" niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Cụ thể, ngay phiên giao dịch đầu tiên, 06/02/2017, FTM đã giảm giá so với mức giá tham chiếu, ngay sau đó là một phiên giảm sàn, khởi đầu cho chuỗi 11 phiên liên tiếp không tăng giá, điều hiếm thấy ở một doanh nghiệp khởi đầu giao dịch cổ phiếu trên sàn.

FTM hiện đang niêm yết 50 triệu cổ phiếu, với mức giá trên, vốn hóa thị trường của cổ phiếu này đạt 379 tỷ đồng, giảm 800 tỷ đồng chỉ trong 3 tuần giao dịch.

FTM là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sợi cotton.

FTM là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sợi cotton.

Điều gì đang diễn ra với một mã cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn HOSE như FTM?

Nguyên nhân chính được cho là xuất phát từ việc FTM bị HOSE đưa vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ kể từ 16/08 do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2019 là số âm. Cùng với đó, các công ty chứng khoán đã cắt margin cổ phiếu FTM và chính các công ty chứng khoán bán ra ồ ạt bởi không có thông tin đăng ký bán nào của các cổ đông lớn trong những phiên giao dịch vừa qua.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (tên viết tắt là Fortex) có trụ sở tại tỉnh Thái Bình, được thành lập năm 2002 và là một trong những công ty sản xuất sợi cotton hàng đầu Việt Nam.

Trong bản giải trình biến động kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019, lãnh đạo công ty cho biết, do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty. Việc ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại khiến cho sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm mạnh so với cùng kỳ.

Sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 2,821 tấn sợi cotton, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu như cùng kỳ năm 2018, giá bán trung bình từ 3,02 USD – 3,20 USD/1kg sợi, năm nay mức giá bán ghi nhận cao nhất là 2,85 USD/kg và giảm dần xuống 2,58 USD/kg.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 công ty lỗ ròng ở mức trên 31 tỷ đồng trong khi mục tiêu kinh doanh năm 2019 có lãi 22,5 tỷ đồng.

Bản cáo bạch trước khi niêm yết cho thấy, Fortex có 4 cổ đông lớn gồm ông Lê Mạnh Thường (24%), bà Lê Thùy Anh (21,53%), ông Phạm Đình Giá (8,62%) và ông Nguyễn Duy Chiến (5,5%).

Biến động ở ban lãnh đạo công ty diễn ra gần đây khi Chủ tịch HĐQT Lê Mạnh Thường (SN 1975) từ nhiệm vào ngày 16/04/2019, tiếp quản ghế Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1980). Trước khi từ nhiệm, ông Thường cũng đã kịp bán thành công 4,4 triệu cổ phiếu trong khoảng tháng 8 và tháng 9 năm ngoái. Ngoài ông Thường, nhiều cổ đông lớn khác cũng đã kịp "lướt sóng" thành công.

Theo báo cáo thường niên năm 2018, Fortex chỉ còn vỏn vẹn 2 cổ đông lớn gồm cựu Chủ tịch Lê Mạnh Thường (10,2%) và bà Lê Thùy Anh (21,53%) trong tổng số 500 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty, 68,27% còn lại thuộc về các cổ đông cá nhân khác.

Hiện HĐQT của Fortex gồm: ông Nguyễn Hoàng Giang (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Nguyễn An Toàn, bà Nguyễn Thị Lưu, bà Trần Thị Mỹ Châu, bà Lê Thùy Anh, ông Đỗ Văn Sinh (Tổng giám đốc).

Đáng chú ý, vị Chủ tịch HĐQT mới của công, tuy ông Nguyễn Hoàng Giang là người từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán khi đã trải qua các công ty chứng khoán như Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Sacombank, và CTCP Chứng khoán Quốc gia.

Thông thường, khi cổ phiếu rơi vào trạng thái giảm giá liên tiếp, doanh nghiệp sẽ có động thái trấn an nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu quỹ, hoặc lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đăng ký mua vào. Tuy nhiên, một người có thâm niên trong lĩnh vực chứng khoán như ông Nguyễn Hoàng Giang lại không hề có động thái gì cho thấy Fortex và các cá nhân trong HĐQT sẽ mua vào để kéo giá lên. Điều này cho thấy FTM có thể sẽ còn tiếp tục chuỗi ngày giảm giá.

Cổ phiếu của Rạng Đông bất ngờ tăng kịch trần

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực trong phiên giao dịch sau đợt nghỉ lễ 2/9.

Cổ phiếu của Rạng Đông bất ngờ tăng kịch trần

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực trong phiên giao dịch sau đợt nghỉ lễ 2/9.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Anh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN