Đặt mục tiêu như "người khổng lồ" Mỹ Tesla, Vingroup xin đặc ân từ Chính phủ

Sự kiện: Tin chứng khoán

Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch tích cực với nhiều mã cổ phiếu tăng kịch trần.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 3,02 điểm (0,32%) lên 959,43 điểm; HNX-Index giảm 0,07% xuống 102,35 điểm và UPCom-Index giảm 0,41% xuống 55,45 điểm. Giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 3.600 tỷ đồng.

VN-Index tăng 3,02 điểm (0,32%) xuống 959,43 điểm.

VN-Index tăng 3,02 điểm (0,32%) xuống 959,43 điểm.

Khối ngoại mua ròng 40 tỷ trên toàn thị trường, lực mua tập trung vào VCB (33,4 tỷ đồng), BID (33 tỷ đồng), HPG (17,9 tỷ đồng), E1VFVN30 (17 tỷ đồng)…

Bộ 3 cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, CTG tiếp tục bứt phá mạnh và là "đầu tàu" dẫn dắt thị trường tăng điểm. Trong đó, VCB và BID đều đóng cửa sát mức giá cao nhất phiên.

Ở chiều ngược lại, MSN tiếp tục bị bán mạnh và đóng cửa giảm 3.400 đồng. Các cổ phiếu Bluechips khác như BVH, VNM, FPT, PLX,…cũng giảm sâu trong phiên hôm nay.

Nhóm cao su thiên nhiên PHR, HRC, TRC, GVR…cũng đồng loạt giảm sâu. Việc nhóm ngành này giảm có thể liên quan đến câu chuyện tăng khung giá đất.

Trong khi đó, các cổ phiếu có tính đầu cơ cao như HAI, ART, FLC, KLF, GAB, FIT, TSC…tiếp tục thu hút dòng tiền khá tốt và không ít cổ phiếu trong đó tăng kịch trần.

Trong phiên này, VIC tiếp tục kịch bản "sáng giảm sâu, chiều hồi phục" , qua đó giúp VN-Index không bị ảnh hưởng tiêu cực. Chốt phiên VIC giảm 100 đồng (tương đương 0,09%) về mốc 115.700 đồng/cổ phiếu.

Vingroup đi theo hướng đi mới là công nghệ, công nghiệp.

Vingroup đi theo hướng đi mới là công nghệ, công nghiệp.

Gần đây, VIC có những phiên giao dịch không mấy khởi sắc khi liên tục đứng giá hoặc giảm điểm nhẹ. Tính chung qua 1 tháng, VIC đã mất tới 0,43% giá trị.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2019 được tổ chức sáng 23/12, Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết doanh nghiệp này đi theo hướng đi mới là công nghệ, công nghiệp nên đối mặt với nhiều khó khăn. Vingroup đặt mục tiêu sản xuất xe điện và bán rộng rãi ra thế giới và đó là là mục tiêu dài hạn.

Đại diện VinGroup cũng cho rằng, ngay cả trên thế giới, những thương hiệu ô tô điện nổi tiếng nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất như Tesla cũng mới chỉ có lãi trong thời gian gần đây, sau 10 năm chinh phục thị trường.

CEO Vingoup cho biết rất mong muốn sẽ nhận được chính sách hỗ trợ phù hợp từ Chính phủ, đặc biệt là về thuế, phí để có thể khởi nghiệp thuận lợi hơn trong lĩnh vực có quá nhiều cạnh tranh như ô tô, đặc biệt là ô tô sử dụng động cơ điện.

Ông Quang cho rằng theo kinh nghiệm quốc tế, cần phải có một hệ thống chính sách đồng bộ, khuyến khích cả nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng, cũng như xây dựng một hệ sinh thái thân thiện cho phương tiện chạy điện trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhờ làm điều này, tỉ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 6.000 tỉ

Công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam vừa có thông báo nhận thêm 55,6...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN