Soi mức độ thiệt hại của các hãng hàng không do Covid-19

Các quỹ ETFs hoàn tất cơ cấu danh mục, nhóm VinGroup giảm sàn khiến VN-Index mất hơn 16 điểm

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 16,21 điểm (2,23%) xuống 709,73 điểm; UPCom-Index giảm 0,24% xuống 49,78 điểm và chỉ có HNX-Index giữ được sắc xanh khi tăng 0,79% lên 101,79 điểm.

VN-Index giảm 16,21 điểm (2,23%) xuống 709,73 điểm.

VN-Index giảm 16,21 điểm (2,23%) xuống 709,73 điểm.

Toàn sàn có 124 mã tăng, 211 mã giảm và 73 mã đứng giá.

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị khớp lệnh 3 sàn khoản 3.600 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó có phần đóng góp không nhỏ từ các quỹ ETFs.

Bộ 3 VIC, VHM, VRE đồng loạt giảm sàn đã tác động tiêu cực tới Index.

"Họ FLC" cũng bị bán mạnh và hầu hết đều giảm điểm, thậm chí ROS, HAI, AMD, ART còn giảm sàn. Trong đó, ROS là cổ phiếu bị loại khỏi danh mục 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu như VCB, KDC, HPG, BVH... đồng loạt giảm sâu. VCB giảm đến 6,8%, BVH giảm 6,5%. BVH khớp lệnh 1,7 triệu cổ phiếu nhưng khối ngoại bán đến 1,6 triệu cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, nhiều mã lớn cũng có dấu hiệu phục hồi. Bộ đôi bán lẻ PNJ, MWG cũng hồi phục sau chuỗi phiên giảm sâu. Nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVC… cũng tăng mạnh nhờ sự hồi phục mạnh của giá dầu trong ngày hôm nay.

Trước diễn biến bất thường của dịch bệnh Covid-19, nhóm cổ phiếu hàng không gây nhiều sự chú ý. Sau nhiều phiên giảm, hôm nay cổ phiếu ngành này cũng có tín hiệu tốt.

Cổ phiếu hàng không cũng có tín hiệu tốt.

Cổ phiếu hàng không cũng có tín hiệu tốt.

Trong đó, VJC bất ngờ tăng 5.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,1%) lên mốc 103.000 đồng/cổ phiếu. Phiên tăng giá này đã giúp giá trị VJC tăng lên 1,98 qua 1 tuần, thoát khỏi cảnh đỏ sàn suốt từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay.

Dù không tăng nhưng trong phiên hôm nay HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) cũng giữ được mốc giá 19.000 đồng/cổ phiếu sau 2 phiên giảm mạnh. Tuy nhiên, qua 1 tuần, HVN vẫn bị mất 5,24% giá trị.

SAS của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất cũng tăng nhẹ 200 đồng lên mốc 23.100 đồng/cổ phiếu.

ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Chốt phiên AVC cũng tăng 200 đồng lên mốc 48.800 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, một số mã hàng không khác vẫn chưa thấy tín hiệu khả quan. Đó là NCT của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài. Chốt phiên mã này tiếp tục giảm nhẹ 300 đồng/cổ phiếu về mốc 48.100 đồng/cổ phiếu.

Dù đã thấy một số tín hiệu tích cực trong diễn biến giá cổ phiếu hàng không, tuy nhiêm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cùng lệnh cấm bay được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng khiến ngành hàng này cực kì khó khăn.

Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), các hãng hàng không trên thế giới có thể mất tới 113 tỷ USD doanh thu trong năm 2020 do ảnh hưởng của Covid - 19 nếu như dịch bệnh này tiếp tục giữ vững tốc độ lây lan khủng khiếp như hiện tại. Có thể nói, con số thiệt hại 113 tỷ USD là vô cùng khủng khiếp. Và đó cũng là con số thiệt hại lớn nhất của ngành Hàng không thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tại Việt Nam, vào cuối tháng 2 Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra con số dự báo thiệt hại của các hãng hàng không khoảng 25.000 tỷ đồng. Dù chỉ trước đó khoảng nửa tháng, con số này được dự báo mới ở mức 10.000 tỷ đồng. Thế mới thấy sức tàn phá của dịch Covid - 19 gây ra tăng tốc ghê gớm đến mức nào.

Cục Hàng không Việt Nam đưa ra 2 kịch bản tích cực về diễn biến của dịch bệnh Covid -19 tương đồng với con số thiệt hại của ngành Hàng không.

Kịch bản thứ nhất là dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4/2020, tổng thị trường sẽ đạt 67 triệu khách, giảm 15,4% so 2019. Trong đó, các hãng Việt Nam vận chuyển được 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2% so cùng kỳ).

Còn kịch bản thứ hai, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 6/2020, các hãng bay của Việt Nam vận chuyển được 10,4 triệu khách quốc tế (giảm 41,2%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 45,7 triệu khách, giảm 17% so cùng kỳ. Tuy nhiên, với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh trong thời gian gần đây, đặc biệt khi tốc độ lây lan chóng mặt tại nhiều nước châu Âu thì ngay cả kịch bản thứ 2 cũng khó có thể trở thành hiện thực. Điều này đồng nghĩa với việc thiệt hại của ngành Hàng không Việt Nam bởi Covid-19 sẽ còn lớn hơn nữa. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính cần khoảng 200 tỷ USD hỗ trợ của các chính phủ để hỗ trợ ngành hàng không trên toàn thế giới.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng trăm khách sạn, resort thành nơi cách ly khi dịch Covid-19 thành ”điểm nóng”

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, hàng trăm khách sạn, resort đã tự nguyện “biến” thành nơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN