“Sắp” lọt tỷ phú USD của Forbes, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang giàu cỡ nào?

Không nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng giá trị tài sản của ông chủ tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang ước khoảng 1,6 tỷ USD nếu tính theo giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vị đại gia khởi nghiệp từ mỳ gói này đã từng có tên trong danh sách tỷ phú USD của Blomberg với giá trị tài sản 1,2 tỷ USD.

4 tỷ phú USD nằm trong danh sách của Forber vẫn là những cái tên quen thuộc như ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air), ông Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát) và ông Trần Bá Dương (Chủ tịch Thaco) với mức tài sản giao động từ 1 tỷ USD đến 6,7 tỷ USD.

Dù chưa nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng ông chủ Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã từng được Blomberg vinh danh là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vào đầu năm 2018. Nhiều khả năng, ông Nguyễn Đăng Quang sẽ nhanh chóng lọt vào top tỷ phú USD của Việt Nam trong năm 2018 này.

Giá trị tài sản lên tới 2 tỷ USD?

Theo số liệu thống kê trên sàn chứng khoán, mặc dù là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) nhưng ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Quang vẫn được coi là ông chủ thực sự của Masan khi ông Quang là cổ đông chính của công ty Cổ phần Masan (Masan Corp).

Theo đó, thông qua Masan Corp, ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group.

Ngoài ra, phu nhân của ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Masan Group.

“Sắp” lọt tỷ phú USD của Forbes, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang giàu cỡ nào? - 1

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN, tương đương 42,415,234 tỷ đồng.

Như vậy, thông qua công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group.

Với mức giá giao dịch vào này 10.12 trên thị trường chứng khoán (85.600 đồng/cp), ông Quang và gia đình đang sử hữu khỗi tài sản trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.

Nếu tham chiếu theo thương vụ đầu tư của nhà đầu tư Hàn Quốc - SK Group diễn ra mới đây, 470 triệu USD cho 9,5% vốn điều lệ, ông Quang đang sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 2 tỷ USD.

Trước đó, ông Nguyễn Đăng Quang từng được Bloomberg nêu tên với tư cách tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam với khối tài sản được định giá khoảng 1,2 tỷ USD, chỉ đứng sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air.

Trong số những doanh nghiệp thành công với mỳ tôm tại Đông Âu thì hiện chỉ có Tập đoàn Masan là tiếp tục kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam (mỳ Omachi, Tiến Vua là những sản phẩm của Masan).

Đại gia đi lên từ mỳ gói

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có bằng tiến sĩ Vật lý hạt nhân, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu.

Hiện ông Quang vẫn giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tập đoàn Masan. Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.

Và với nền tảng đào tạo là ngành khoa học hàn lâm nhưng ông Quang lại gắn với kinh doanh, mà khởi sự là từ những gói mỳ tôm vào đầu những năm đầu thập niên 1990.

 

“Sắp” lọt tỷ phú USD của Forbes, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang giàu cỡ nào? - 2

Ông Nguyễn Đăng Quang, ông chủ tập đoàn Masan.

Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mỳ gói cho những người Việt sinh sống tại đây.

Công việc kinh doanh thuận lợi đã giúp ông Quang xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Lúc cao điểm, doanh số các sản phẩm của doanh nghiệp của vị tỷ phú này trên 100 triệu USD mỗi năm.

Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chin-su và cũng chính là thời điểm đánh dấu sự có mặt của Masan ở Việt Nam.

Giai đoạn 2005 – 2007, Masan chớp thời cơ tăng trưởng nhanh chóng trước sự cố chất gây ung thư 3-MCPD trong nước tương xảy ra và làm thay đổi toàn bộ vận mệnh của Chinsu cũng như Masan Food.

Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mỳ gòi bằng sản phẩm Omachi.

10 năm sau đó, Năm 2017, Masan tiếp tục mở rộng sang ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt. Để tấn công thị trường này, doanh nghiệp của tỷ phú USD đã đầu tư trang trại nuôi heo với quy mô 10.000 con heo nái cùng 230.000 heo thịt/năm. Tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Kết thúc năm tài chính 2017, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 37.621 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 11.632 tỷ đồng.

“Sắp” lọt tỷ phú USD của Forbes, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang giàu cỡ nào? - 3

Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2018, MSN ghi nhận doanh thu thuần 26.630 tỷ đồng; giảm 3% so với cùng kỳ, lãi trước thuế tăng gấp 2,67 lần lên 4.804 tỷ đồng. Theo đó, MSN đã thực hiện được 56,65% kế hoạch doanh thu đề ra tại ĐHĐCĐ năm 2018.

Sau 3 quý, tổng tài sản của công ty tăng 2,02%, đạt 64.815 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 20,77% chủ yếu là hàng tồn kho 4.913 tỷ đồng.

Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định 18.592 tỷ đồng. Công ty đang có 42.542 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính dài hạn 26.756 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN