Ngân hàng bán đấu giá "tài sản khủng": Đắt hàng hay... ế?

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các ngân hàng (NH) thương mại đang rao bán hàng loạt món nợ xấu, chủ yếu là bất động sản (BĐS) với trị giá tài sản “khủng” từ cả chục tới cả trăm tỉ đồng.

Liên tục rao bán

Ngày 4/10, Công ty Cổ phần thương mại Thịnh Trí thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá theo thủ tục rút gọn. Theo đó, người có tài sản đấu giá là Công ty Khai thác quản lý tài sản (VAMC) với tài sản bán đấu giá là khoản nợ xấu  của Cty TNHH thành phố Vàng của Ngân hàng Agribank đã bán nợ sang VAMC là quyền sử dụng 7.851 m2 đất. Thửa đất   này ở số 515 tại phường Hữu Phú, Quận 9 TPHCM. Giá khởi  điểm là hơn 63 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 25/9, Công ty Cổ phần đấu giá Lam Sơn cũng rao bán đấu giá tài sản cho VAMC. Theo hợp đồng, công ty này đã uỷ quyền cho BIDV đấu giá toàn bộ tài sản là khoản nợ của Cty TNHH Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân bao gồm các khoản dư nợ gốc kèm dư nợ lãi của công ty và khách hàng này lên tới cả ngàn tỷ đồng. Thuận Thảo chính là công ty của bà Võ Thị Thanh, người được mệnh danh là “bông hồng vàng” của Phú Yên. Tổng số nợ gốc và lãi của các khoản vay này lên tới 2.378 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là các khoản vay của Công ty Thuận Thảo vay tại nhà băng này với tài sản đảm bảo là các bất động sản và cổ phiếu công ty.

Một vụ đấu giá đặc biệt gây chú ý nữa là việc Ngân hàng Sacombank rao bán hàng loạt khu đất, dự án bất động sản trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng để thu hồi và xử lý nợ xấu. Cụ thể, trong số những lô bất động sản được rao bán này có nhiều khu đất trị giá tại trung tâm TPHCM như lô số 61-63A Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) có diện tích 800 m2. Giá khởi điểm lên tới 811 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ đồng/m2.

Cũng trong tháng 9/2018, Agribank và Agribank AMC còn có hơn 10 đợt đấu giá tài sản, giá chào bán khởi điểm hơn 470 tỷ đồng. Trong đó có nhiều tài sản giá trị như 3 quyền sử dụng đất ở phường Phú Hữu, quận 9, TPHCM với giá khởi điểm 96 tỷ đồng; quyền sử dụng đất tại số 132 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội cùng tòa nhà gắn liền với giá khởi điểm 69 tỷ đồng...

Còn tại Vietinbank, sau đợt chào bán khoản nợ 74 tỷ đồng của một công ty do Shark Vương từng làm chủ tịch, ngân hàng này tiếp tục rao bán nhiều khoản nợ cũng như tài sản gắn liền với nợ để thu hồi. Trong đó có khoản nợ 111 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Thương mại NEM với tài sản là toàn bộ hàng tồn kho của công ty (hàng thời trang, quần áo, đầm bầu…) trị giá gần 34 tỷ đồng. Hoặc Vietinbank Chi nhánh Ba Đình rao bán khoản nợ hơn 66 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Sông Đáy - Hồng Hà Dầu Khí. Chi nhánh Vietinbank Thủ Đức rao bán đấu giá khoản nợ hơn 21 tỷ đồng của Địa ốc Gia Phú...

Ngân hàng bán đấu giá "tài sản khủng": Đắt hàng hay... ế? - 1

Nhiều khoản nợ xấu đang bán đắt hàng

Đắt hàng hay ế?

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau một năm triển khai Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, ngành Ngân hàng đã thành công trong việc bán đấu giá nhiều tài sản lớn tồn đọng nhiều năm. Có những khoản nhiều năm không xử lý được đồng nào, nay giải quyết được trên 90%. Đặc biệt là các tài sản đảm bảo là BĐS bao năm bị bỏ hoang do vướng mắc về cơ chế, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Tiêu biểu là việc VAMC xử lý thành công các tài sản đảm bảo đắp chiếu chờ cơ chế trong nhiều năm. Riêng năm 2017 và 8 tháng đầu năm nay, VAMC đã xử lý được 48.017 tỷ đồng, gần bằng tổng giá trị xử lý nợ của cả bốn năm trước đó.

Theo kế hoạch, trong năm nay, VAMC sẽ mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt phát hành tối đa 32.000 tỷ đồng, mua nợ theo giá thị trường là 3.500 tỷ đồng. Tổng số tiền xử lý các khoản nợ xấu đã được phê duyệt khoảng 34.504 tỷ  tịch Hội đồng thành viên VMAC Nguyễn Tiến Đông cho hay, hiện tình hình chung kế hoạch mua bán nợ đang tiến triển rất tốt.

Bán các món “nợ khủng” thời điểm này dễ hay khó, liệu có tìm được khách hàng có đủ tiềm lực và tiền mua nợ như VAMC mong muốn? Trước một số phiên đấu giá từng diễn ra “ế” không có người quan tâm, Tổng Giám đốc VAMC- ông  Đoàn Văn Thắng có lần đã bật mí: Thị trường mua bán nợ hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng khoản nợ, giá cả chào bán. “Có tài sản VAMC chỉ đấu giá một lần là bán được nhưng cũng có tài sản phải đấu giá 7-8 lần, thậm chí là 10 lần vẫn chưa có người mua”, ông Thắng thừa nhận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Huyền ([Tên nguồn])
Ngân hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN