Mời Samsung vào, Việt Nam mất bao nhiêu tiền?

Sự kiện: Kinh Doanh

Số liệu về khoản thu ngân sách bị hao hụt do ưu đãi thuế hiện không được thống kê và công bố chính thức. Danh sách các công ty được miễn giảm thuế cũng chưa bao giờ được tập hợp.

Đó là vấn đề được các chuyên gia kinh tế nêu lên tại Hội thảo công bố báo cáo kết quả nghiên cứu báo cáo công bằng thuế Việt Nam năm 2017 sáng 25/5 tại Hà Nội.

Nói về ưu đãi thuế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Phụng kể lại những năm 1990, Việt Nam từng trải thảm đỏ với các nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, việc trải thảm này tới mức, trên giấy phép đầu tư của doanh nghiệp, cơ quan chức năng còn định rõ mức thuế suất là bao nhiêu.

Mức thuế này theo ông rất nhiều ưu dãi. Trong khi các doanh nghiệp trong nước thời điểm ấy đang phải chịu mức thuế 32% thì những đơn vị lớn như Melia, Hilton chỉ có mức thuế là 19%.

Có những dự án, theo ông được hưởng ưu đãi suốt đời và hệ lụy là ngành thuế đang phải gánh.

Ông Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) đơn cử trường hợp Samsung vào Việt Nam. Ông không phủ định mặt tích cực là doanh nghiệp có thể tạo nên việc làm cho người lao động nhưng điều ông thắc mắc là ngược lại, việc miễn thuế cho Samsung sẽ khiến Việt Nam mất bao nhiêu.

Từ đó, vấn đề ông nêu lên là chưa có những báo cáo đánh giá xem Việt Nam được lợi gì và mất gì.

Mời Samsung vào, Việt Nam mất bao nhiêu tiền? - 1

Việc miễn thuế với Samsung khiến Việt Nam được gì và mất gì vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời

Việc thiếu thông tin minh bạch tới người dân như trên theo ông là một phần nguyên nhân dẫn tới mọi người có phản ứng mạnh mỗi khi cơ quan chức năng đề xuất tăng thuế.

“Về nguyên tắc, tăng thuế là để phục vụ người dân nhưng thực tế, tất cả đề xuất lại bị phản ứng mạnh, vì sự minh bạch trong sử dụng ngân sách không cao”, ông Cường nói.

Ông thừa nhận, về bản chất, không ai thích tăng thuế nhưng nhìn sang nhiều nước, vị này đặt ra câu hỏi vì sao các nước vẫn tăng thuế được. Điều này theo ông vì các nước có sự giải trình rõ ràng.

Ông khẳng định, nếu người dân thấy được lợi ích của việc tăng thuế thì có thể mọi người sẽ sẵn sàng. Vị này lấy ví dụ về thuế tài sản: “Nếu mọi người chấp nhận đóng thêm 1 triệu đồng và không phải đóng tiền xây dựng trường lớp cho con thì có thể mọi người sẽ đồng ý”, ông Cường nói.

Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng đồng tình về cách nghĩ này.

“Không thể chi nhiều, thu nhiều mà người dân không biết gì”, ông Thành nêu quan điểm.

5 lần đề xuất tăng thuế gây tranh cãi của Bộ Tài chính

Trong vòng hơn một năm, Bộ Tài chính đã 5 lần đề xuất tăng thuế để "theo kịp thông lệ thế giới".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khôi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN