Lãi ròng của 7 ông lớn bất động sản chưa bằng 1/3 Vinhomes trong nửa đầu 2018

Bức tranh doanh thu và lợi nhuận của ngành bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán nửa đầu 2018 ghi nhận những cái tên đột phá, nhìn chung phần lớn đều có lãi.

Trong nửa đầu năm 2018, thị trường bất động sản Việt Nam đã đón nhận nhiều thông tin biến động như sốt đất nền tại các điểm “nóng”, sai phạm đất công, các tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư. Hay sau vụ cháy ở chung cư Carina vào cuối Quý I, Nghị định 23 năm 2018 của Chính phủ ra đời  quy định về mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với toàn bộ tài sản cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.

Những yếu tố này cộng thêm nhu cầu giảm đã khiến thị trường bất động sản nửa đầu năm “hạ nhiệt”. Tuy vậy nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn ăn nên làm ra, thậm chí lãi đậm.

Những cái tên góp mặt trong câu lạc bộ ngàn tỷ lợi nhuận

Đứng đầu trong danh sách các đại gia bất động sản hiện nay là CTCP Vinhomes (VHM). Chỉ riêng 6 tháng đầu năm, doanh thu của VHM đã đạt 15.750 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kì năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 7.732 tỷ đồng, gấp 7 lần năm 2017. VHM còn vượt qua cả “ông lớn” ngân hàng Vietcombank (6430 tỷ đồng) để trở thành doanh nghiệp lãi lớn nhất sàn chứng khoán trong nửa đầu năm 2018.

Kết quả này có được là nhờ doanh thu và lợi nhuận từ các dự án như VinHomes Central Park, VinHomes Green Bay, Vinhomes The Harmony, Vinhomes Golden River… Trong Quý II, Vinhomes Central Park còn đón nhận sự khai trương của tòa nhà cao nhất Việt Nam The Landmark 81.

Lãi ròng của 7 ông lớn bất động sản chưa bằng 1/3 Vinhomes trong nửa đầu 2018 - 1

Dự án toà nhà Lanmark 81 nằm trong Vinhomes Central Park của Vingroup. Ảnh: Coteccons.

Lãi ròng của 7 ông lớn bất động sản chưa bằng 1/3 Vinhomes trong nửa đầu 2018 - 2

Biểu đồ 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết lãi lớn nhất nửa đầu 2018. Đơn vị: tỷ đồng

Một cái tên khác cũng thuộc Vingroup đó là CTCP Vincom Retail (VRE). Kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh thu của VRE đạt 3.314 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.161 tỷ đồng.

Một cái tên đình đám khác là CTCP Đầu tư Địa ốc No va (Novaland – NVL) cũng đã đạt 4.290 tỷ đồng doanh thu trong nửa đầu 2018, lợi nhuận sau thuế đạt 723 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn rất khiêm tốn so với mục tiêu đặt ra đầu năm của công ty này là 21.780 tỷ doanh thu và 3.200 tỷ đồng lợi nhuận.

Một số cái tên lớn khác như Địa ốc Đất Xanh, Phát Đạt, Nam Long, CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Kinh doanh đầu tư nhà Khang Điền cũng báo lợi nhuận trăm tỷ trong nửa đầu 2018.

Có thể thấy, trong nhóm 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết lãi lớn nhất, lợi nhuận của Vinhomes vượt trội hơn hẳn. Nếu bỏ qua doanh nghiệp “họ” Vingroup, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 của Vinhomes cao gấp hơn 3 lần tổng lợi nhuận của cả 7 doanh nghiệp còn lại.

Một số doanh nghiệp bão lãi tăng và giảm đột biến

CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS) báo lãi 53,5 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, gấp tới 315 lần cùng kỳ. Kết quả này được cho là công ty đã ghi nhận doanh thu từ dự án Nam An Khánh trong những năm trước. Hay Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng – DIC Corp (mã: DIG) lãi sau thuế công ty 79,8 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, vẫn có một số cái tên báo lãi suy giảm mạnh so với cùng kì như Quốc Cường Gia Lai (giảm 83%), Địa ốc Hoàng Quân (HQC) (giảm hơn 50%), hay thậm chí thua lỗ như CTCP Đầu tư xây dựng Sông Hồng, CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt hay CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí.

Nợ đầm đìa, doanh nghiệp ông lớn “tay không bắt giặc”

Nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN