HSBC: Cuối năm, kinh tế VN sẽ khả quan

Tất cả những chỉ số phụ đều gợi ý rằng tình hình sản xuất của Việt Nam đã vượt qua lỗ hổng. Còn quá sớm để tuyên bố một sự phục hồi sẽ diễn ra nhưng dấu hiệu cho thấy tình hình của quý IV/2012 có nhiều khả năng sẽ tốt hơn.

Những dấu hiệu phục hồi

Đây là một nhận định trong báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10 của HSBC. Năm nay, người Việt Nam đang chịu đựng những hậu quả của lạm phát cao và tăng trưởng giảm nhẹ cả trong nước và bên ngoài. Nếu như một phần của sự suy giảm kinh tế là do môi trường toàn cầu yếu kém thì đa phần nguyên nhân là do ảnh hưởng của lực kéo nội địa yếu.

Hiện tại, vấn đề là làm thế nào để xác định phương hướng thoát khỏi nợ xấu và gia tăng chất lượng cuộc sống trong kỷ nguyên tăng trưởng toàn cầu suy giảm. Trong khi Chính phủ chưa đưa ra một chiến lược rõ ràng về việc làm thế nào tạo ra một bộ máy kinh tế hiệu quả hơn thì đã xuất hiện một vài dấu hiệu tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đệ trình một kế hoạch lên Chính phủ để thành lập công ty mua bán nợ với kỳ vọng giải quyết nợ xấu và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế.

Những số liệu báo cáo mới nhất cũng chỉ ra rằng sản lượng sản xuất đã ổn định: chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 9 đã đạt mức gần 50 điểm, hoạt động xuất khẩu đã phục hồi, cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đã chỉ số dương, lạm phát chỉ ở mức một con số, đồng Việt Nam về cơ bản duy trì sự ổn định, và nền kinh tế đã tăng nhẹ trong quý 3/2012.

HSBC: Cuối năm, kinh tế VN sẽ khả quan - 1

Xuất khẩu tháng 9 đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam đã thành công trong việc hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng nhằm đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng vẫn thấp hơn mức xu hướng và đang có khả năng ở mức 5% cho cả năm 2012. Sự suy giảm kinh tế nên được xem là cơ hội để chỉnh đốn những yếu kém về mặt cấu trúc như là môi trường kinh doanh còn cồng kềnh, hoạt động đầu tư công thiếu hiệu quả.

Điều này sẽ tạo ra một bộ máy có quyền quyết định để loại bỏ những sự rời rạc về chính sách, tạo ra một cơ chế công nghiệp hoá rõ ràng hơn để phát triển năng lực sản xuất cũng như nắm bắt năng lực cạnh tranh vốn có của Việt Nam.

Lãi suất có thể giữ nguyên đến cuối năm

Sau khi hoạt động sản xuất giảm mạnh trong tháng 7, các doanh nghiệp đã ổn định hơn trong tháng 9. Cả chỉ số PMI và chỉ số sản lượng đều có kết quả gần với ngưỡng không thay đổi 50 điểm, đánh dấu sự ổn định của hoạt động sản xuất. Kết quả tăng trưởng kinh tế GDP quý 3/2012 phản ánh nền kinh tế duy trì mức tăng nhẹ và thấp hơn xu hướng nhưng không phải là đang giảm.

Tình hình trong nước và toàn cầu tuy còn khá mong manh nhưng dường như đã vượt qua điều tội tệ nhất. Sự ổn định kinh tế sẽ giúp tăng cường hoạt động kinh tế, trừ khi tình hình toàn cầu xấu hơn trong những tháng sắp tới.

Tất cả những chỉ số phụ đều gợi ý rằng tình hình sản xuất của Việt Nam đã vượt qua lỗ hổng. Còn quá sớm để tuyên bố một sự phục hồi sẽ diễn ra, nhưng dấu hiệu cho thấy tình hình của quý IV/2012 có nhiều khả năng sẽ tốt hơn.

Bên cạnh những 'cơn gió" ngược từ bên ngoài thổi vào, sự gia tăng đáng kể chỉ số giá đầu vào cũng là điều đáng lưu ý. Tăng giá đầu vào là kết quả của giá xăng dầu và giá điện tăng, điều đó gây ra một gánh nặng đáng kể cho các nhà sản xuất, những người không thể chuyển gánh nặng chi phí sang cho người tiêu dùng vì cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầu đang giảm nhẹ.

Mặc dù lạm phát tăng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại do nhu cầu nội địa vẫn còn thấp, nhưng nếu chúng ta kỳ vọng vào một sự phục hồi trong quý IV/2012 thì lạm phát có thể tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn mức 2% so với tháng 9. Chính vì vậy, báo cáo này cho rằng không có cơ hội để cắt giảm thêm lãi suất. Lạm phát toàn phần sẽ vẫn giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.

Tín hiệu tích cực nhất của các số liệu được công bố gần đây là khả năng phục hồi nhanh của hoạt động xuất khẩu Việt Nam. Theo đánh giá của Chính phủ, căn cứ vào dữ liệu Hải quan nửa đầu tháng 9, xuất khẩu trong tháng 9 đã tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu tháng 8 chỉ tăng 6,3%. Sự tăng trưởng này chủ yếu từ kết quả hoạt động xuất khẩu mạnh của các mặt hàng dệt may, giày dép, gạo, điện tử, cà phê và dầu thô, mặc dù một vài mặt hàng xuất khẩu tăng là nhờ giá cả hàng hoá tăng.

Như vậy, không phải quá ngạc nhiên khi kết quả tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái của quý 3 là 5,4% đã kéo tốc độ tăng trưởng từ đầu năm đến nay chỉ ở mức 5%.

Tập trung giải quyết nợ

Người dân Việt Nam đã xác định năm 2012 sẽ là một năm có tăng trưởng kinh tế thấp để dồn sức trang trải hết các khoản nợ hay tập trung khẳng định vị thế một khi nhu cầu nội địa và tăng trưởng toàn cầu hồi phục. Chính phủ cũng chấp nhận trong vài năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng thấp hơn xu hướng do phải giải quyết hết các khoản nợ.

Ưu tiên trọng tâm trong lúc này là ổn định môi trường kinh tế vĩ mô nhằm khôi phục niềm tin cho công chúng và các nhà đầu tư. Đồng thời, Việt Nam cần đề ra lộ trình nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu và xây dựng một chiến lược rõ ràng hơn để thực hiện các bước tiếp theo của tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Thực tế, không ai hy vọng sẽ có một giải pháp cấp kỳ trong thời điểm hiện tại vì sẽ phải mất nhiều năm để hiện thực hóa một giải pháp. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực thi những cải cách để phát huy tiềm năng của đất nước.

Với thiện chí của Chính phủ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để có được một môi trường kinh tế vĩ mô dễ quản lý hơn, HSBC đưa ra nhận xét "hy vọng những chiếc lá đang rơi rụng vào mùa thu sẽ là dấu hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ hơn mùa xuân sắp tới".
 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương An (Vnmedia)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN