Dự án Sào Khê “đội vốn” 36 lần: Yêu cầu lãnh đạo Ninh Bình báo cáo

“Đối với dự án Sào Khê, nguyên nhân là do thay đổi về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như quy mô của dự án. Quá trình thực hiện kéo dài rất lâu và trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã có rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan đầu mối, chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Ninh Bình có báo cáo chi tiết về quá trình triển khai dự án này ”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh chia sẻ.

Dự án Sào Khê “đội vốn” 36 lần: Yêu cầu lãnh đạo Ninh Bình báo cáo - 1

Sau 17 năm thi công, dự án Sào Khê ở Ninh Bình đã được giải ngân 1.223 tỷ đồng trên tổng số 2.595 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ là 1.108 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 115 tỷ đồng (Ảnh: Zing)

Chiều 2.6 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5.2018.

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của báo chí là câu chuyện dự án Sào Khê ở Ninh Bình tăng 36 lần tổng vốn đầu tư, từ 72 tỷ đồng lên đến gần 2.600 tỷ đồng. Tại quốc Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị thanh tra dự án để rõ ràng, công khai, minh bạch.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh,dự án này trong thời gian vừa qua đã được diễn đàn Quốc hội nêu cũng như đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã trả lời rất nhiều cuộc phỏng vấn thông tin liên quan đến nội dung tăng tổng vốn đầu tư của dự án lên 36 lần.

“Chúng ta đều biết quá trình triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là những dự án kéo dài thời gian thực hiện thì cũng bị tăng tổng vốn đầu tư do nhiều nguyên nhân. Đối với dự án này, nguyên nhân là do thay đổi về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như quy mô của dự án.

Quá trình thực hiện kéo dài rất lâu và trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã có rất nhiều đoàn thanh tra kiểm tra như thanh tra Bộ Tài chính (2005), Thanh tra Chính phủ (2012), Kiểm toán Nhà nước (2017).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan đầu mối, chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Ninh Bình có báo cáo chi tiết về quá trình triển khai dự án này cũng như quá trình thực hiện. Trên cơ sở báo cáo chi tiết đó, chúng tôi xem xét có cần thiết phải thanh tra, kiểm tra một cách cụ thể, chi tiết hay không để có kiến nghị phù hợp”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh nói.

Trước đó, trong Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 do Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc ký ngày 10.5.2018 và báo cáo trước Quốc hội chiều 21.5 cho biết, về hoạt động xây dựng và quản lý vốn đầu tư, qua kiểm toán 1.497 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước nêu lên một số tồn tại như phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Ngoài ra, còn tình trạng điều chỉnh dự án với giá trị lớn. Trong đó, dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sau đó, bà Nguyễn Thị Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình cho biết, dự án ban đầu quy mô nhỏ nhưng khi làm vướng khu cố đô nên yêu cầu phải mở rộng, phải giải phóng mặt bằng, lo tái định cư nên đội vốn. Nguyên nhân chính là do khảo sát không kỹ.

Ngân hàng hết ”hot”, hàng tỷ USD đổ dồn vào bất động sản

2.600 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng số vốn đăng ký đạt 150.000 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyên Phương (Dân Việt)
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN