Đại gia Năng “Do Thái” ra sao sau cú thâu tóm ngược “chấn động” giới doanh nghiệp?

Sự kiện: Kinh Doanh

Đại gia Hồ Xuân Năng, người đứng sau cú thâu tóm kinh điển tại Vicostone cách đây hơn 3 năm, từ tay trắng trở thành một trong 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Ông Hồ Xuân Năng và Vicostone từng là 2 cái tên gây “sốt” trong giới doanh nghiệp niêm yết vào năm 2014 với thương vụ thâu tóm ngược huyền thoại. Không chỉ có khối tài sản cả chục ngàn tỷ đồng, ông Năng còn là một vị tỷ phú tự thân Việt được nhiều người nể trọng bởi tài năng kinh doanh, sự khôn ngoan và thông thái. Giới kinh doanh gọi đại gia này với mệnh danh “Năng Do Thái”. 

Đại gia Năng “Do Thái” ra sao sau cú thâu tóm ngược “chấn động” giới doanh nghiệp? - 1

Đại gia Năng “Do Thái” - Chủ tịch HĐQT Vicostone

Con đường sự nghiệp đáng nể 

Năm 1992, sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ ngành Cơ điện đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Năng được tuyển vào làm cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đến năm 1996, ông Năng trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy ô tô Ford Việt Nam, Hải Dương.

Năm 1999, ông chuyển sang làm Thư ký Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Tổng công ty Vinaconex. Năm 2012, ông trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Năm 2014, đại gia này giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vicostone. Đây cũng là một năm đánh dấu sự thay đổi lịch sử của cả Vicostone và ông Hồ Xuân Năng. 

Từ cú thâu tóm ngược đi vào huyền thoại…

Năm 2014, Vicostone đạt kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng với doanh thu hơn 2.000 tỷ và lãi ròng 212 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với cùng kì năm trước. Trước sự tăng trưởng vượt bậc này, Vicostone đã nằm trong tầm ngắm thâu tóm của Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa). 

Cuối tháng 8/2014, Phenikaa đã hoàn tất mua 58% cổ phần và trở thành công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của Vicostone. Đến cuối tháng 9/2014, Vicostone đã mua lại 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, tỷ lệ biểu quyết của Phenikaa lúc này tăng lên đến 72,5%.

Tuy nhiên, sau đó không lâu, với đề xuất của nhóm cổ đông Phenikaa, đồng thời được sự đồng ý của hội đồng quản trị Vicostone, ông Hồ Xuân Năng đã mua lại phần vốn góp của Phenikaa. Đến 31/12/2014, tức chỉ hơn 3 tháng sau khi Phenikaa thâu tóm Vicostone, ông Năng đã mua vào và sở hữu tới 54 triệu cổ phần, tương đương 90% vốn điều lệ của Phenikaa. 

Qua đó, ông Năng đã thâu tóm ngược lại Phenikaa, đồng thời nắm đủ số cổ phần để kiểm soát luôn cả Vicostone. Động thái này của ông Năng đã gây sửng sốt trong giới doanh nghiệp khi đó. 

Đại gia Năng “Do Thái” ra sao sau cú thâu tóm ngược “chấn động” giới doanh nghiệp? - 2

Diễn biến cổ phiếu VCS

…Đến sự tăng trưởng như vũ bão

Vicostone sau đó đã tăng trưởng như “vũ bão” với cấp số nhân. Đến năm 2017, Vicostone đạt doanh thu 4.532 tỷ đồng và lãi ròng kỉ lục tới 1.121 tỷ đồng. 

Cổ phiếu Vicostone (VCS) đã liên tục lập đỉnh cao mới và lập đỉnh tại mốc 263.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 2/4/2018. So với năm 2014, cổ phiếu này đã tăng tới gần 27 lần chỉ sau 4 năm. Tài sản trên sàn chứng khoán của ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch lúc đó đã tăng lên trên 17 ngàn tỷ đồng. 

Ở thời điểm hiện tại sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, thị giá của VCS đã được điều chỉnh và dừng ở ngưỡng 84.000 đồng/cổ phiếu. Khối tài sản chứng khoán của ông Năng hiện tại vào khoảng 10.300 tỷ đồng, đứng vị trí số 8 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

VinaCapital và Ba Huân: Toàn cảnh thương vụ hợp tác hơn 32 triệu USD đã chấm dứt

Lùm xùm của “Cá mập” VinaCapital và “Trứng” Ba Huân đã đi đến hồi kết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN