400 tỷ phú "chia tay" 182 tỷ USD trong 1 tuần

Nhóm 400 tỷ phú giàu nhất thế giới chứng kiến giá trị tài sản ròng sụt giảm tổng cộng 182 tỷ USD trong tuần này.

Nguyên nhân dẫn tới sự “bốc hơi” tài sản này giới giới tỷ phú là bởi thống kê kinh tế u ám của Trung Quốc và giá hàng hóa toàn cầu rớt chóng mặt, đẩy thị trường chứng khoán khắp nơi ồ ạt lao dốc.

Hãng tin Bloomberg cho biết, mức giảm tài sản tuần này của nhóm 400 người giàu nhất thế giớitrong xếp hạng Bloomberg Billionaires Index là cú giảm mạnh nhất kể từ khi xếp hạng đầu được công bố vào tháng 9/2014.

Chỉ riêng trong ngày thứ Sáu, tổng tài sản của nhóm tỷ phú trên sụt 76 tỷ USD khi chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2011.

“Đối với họ, đó chỉ là một con số nhỏ, cho dù 182 tỷ USD là một lượng tài sản lớn”, ông John Collins, Giám đốc công ty tư vấn đầu tư Aspirant, nhận xét. “Tuần này là một tuần tồi tệ, nhưng chưa đến mức bị coi là thảm họa”.

Thiệt hại tài sản của ngày thứ Sáu đã quét sạch thành quả gia tăng giá trị tài sản ròng tính từ đầu năm của nhóm 400 tỷ phú giàu nhất hành tinh. So với thời điểm đầu năm, tổng giá trị tài sản của nhóm này hiện giảm 74 tỷ USD, còn 3,98 nghìn tỷ USD.

400 tỷ phú "chia tay" 182 tỷ USD trong 1 tuần - 1

Tỷ phú  Warren Buffett mất 3,6 tỷ USD trong tuần này.

Vị tỷ phú mất nhiều tiền nhất trong tuần này là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, người chứng kiến khối tài sản cá nhân sụt 3,6 tỷ USD.

Cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett giảm hơn 5% trong tuần. Hiện tỷ phú này đang giữ vị trí giàu thứ ba trên thế giới, sở hữu khối tài sản 63,4 tỷ USD.

Giá dầu giảm giảm xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên trong 6 năm rưỡi đã khiến tổng tài sản của những tỷ phú giàu nhất thế giới thuộc ngành dầu lửa sụt tổng cộng 15,2 tỷ USD. Tỷ phú Harold Hamm, ông chủ công ty Continental Resources, mất 895 triệu USD, tương đương 9% giá trị tài sản cá nhân.

Ivan Glasenberg, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khai mỏ Glencore Plc., mất 237 triệu USD trong tuần này khi giá hàng hóa cơ bản toàn cầu rớt xuống mức thấp nhất trong 13 năm.

Giá cổ phiếu của Glencore niêm yết tại thị trường London đã xuống thấp kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Trong 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của Glencore giảm 56%. Tài sản ròng của Glasenberg từ đầu năm đến nay giảm hơn 40%, còn 3,1 tỷ USD.

Tài sản của nhóm 26 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc sụt 18,8 tỷ USD trong tuần này do thị trường chứng khoán lao dốc. Mất nhiều tiền nhất trong nhóm này là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin, Chủ tịch của tập đoàn bất động sản Dalian Wanda. Trong tuần, ông Wang mất 3,5 tỷ USD.

Tuy vậy, trong số 400 người giàu nhất thế giới cũng có 17 tỷ phú chứng kiến tài sản gia tăng trong tuần này. Trong đó phải kể đến tỷ phú Dilip Shanghvi của hãng dược phẩm Sun Pharmaceutical. Vị tỷ phú giàu thứ 39 thế giới này đã bỏ túi thêm 467 triệu USD trong tuần, nâng khối tài sản ròng lên 18,9 tỷ USD.

Xếp hạng Bloomberg Billionaires Index đo tài sản ròng của những người giàu nhất thế giới dựa trên các diễn biến kinh tế và thị trường, cũng như các bản tin của Bloomberg News. Giá trị tài sản ròng của mỗi tỷ phú trong xếp hạng này được cập nhật vào cuối mỗi ngày làm việc lúc 5h30 chiều theo giờ New York, và được tính bằng USD.

Bloomberg cũng cho biết, có dấu hiệu cho thấy những đại gia Trung Quốc đang hòa vào làn sóng tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài sau cú sốc thị trường chứng khoán bị thổi bay 3-4 ngàn tỷ USD chỉ trong vòng một tháng. Đại diện của IG Asia Pte chia sẻ trên Bloomberg cho rằng, các NĐT có thể đang tận dụng cơ hội chính phủ Trung Quốc mua vào để rút ra khỏi TTCK.

Một đồng NDT yếu hơn sau cú phá giá kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ qua với khoảng 4,6% của NHTW Trung Quốc (PBOC) cũng đã khiến cho lượng vốn ngoại trên TTCK Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ USD bốc hơi 5-7 tỷ USD sau khi đã mất hàng chục tỷ sau đợt suy giảm gần 30% của TTCK trước đó. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc.

Quyết định bất ngờ thả nổi đồng tenge của Kazakhstan ngày 20/8 khiến đồng tiền này ngay lập tức mất giá kỷ lục 23% cũng là một tin không hề vui đối với giới nhà giàu thế giới. Nỗi ám ảnh khủng hoảng cũng bao trùm lên các nhà đầu tư lớn ở khu vực châu Á với nhiều đồng tiền lao dốc mạnh. Trong một năm qua, đồng ringgit của Malaysia đã giảm gần 25% so với USD. Trong khi, rupiah của Indonesia cũng đã giảm giá 15%...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN