10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm

Nhiều thương hiệu hàng đầu của Mỹ đã bị các tập đoàn nước ngoài tới từ Trung Quốc, Canada... mua lại, điển hình như chuỗi bán lẻ 7-eleven, sản phẩm chăm sóc da vaseline.

1. Lucky Strike

Năm thành lập: 1871

Lĩnh vực kinh doanh: Thuốc lá

Công ty mẹ hiện tại: British American Tobacco PLC

Trụ sở chính hiện tại: Anh

Công ty thuốc lá Lucky Strike được thành lập tại Virginia vào năm 1871. Đây là một trong những công ty đầu tiên đưa máy móc vào quy trình sản xuất thuốc lá. Trong thời kỳ hoàng kim kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ 20, Lucky Strike là nhãn hiệu thuốc lá bán chạy nhất thế giới, đồng thời là công ty sản xuất thuốc lá hàng đầu nước Mỹ. Thời gian sau đó, doanh số công ty bắt đầu sụt giảm mạnh. Tới năm 1994, PLC - công ty thuốc lá có trụ sở tại Anh đã đạt được thỏa thuận mua lại Lucky Strike, cùng tất cả các chi nhánh của nó.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 1

2. Budweiser

Năm thành lập: 1852

Lĩnh vực: đồ uống

Công ty mẹ hiện tại: Anheuser-Busch Inbev

Trụ sở hiện tại: Bỉ

Budweiser là biểu tượng trong ngành bia nhẹ tại Mỹ, được thành lập vào năm 1876 bởi Adolphus Busch. Đây là công ty đồ uống đầu tiên của Mỹ áp dụng phương pháp tiệt trùng Pasteur, giúp sản phẩm có thể bảo quản được trong khoảng thời gian dài để vận chuyển xa. Trong nhiều năm, Budweiser trở thành nhãn hiệu bia bán chạy nhất nước Mỹ, luôn đi kèm với slogan “Vua ngành bia”. Năm 2008, gia đình Busch lo ngại lượng công việc tại Mỹ sẽ ít đi, vì thế công ty có trụ sở tại Bỉ là InBev đã mua lại Anheuser-Busch Companies với trị giá gần 52 tỉ USD. Dù vậy, Budweiser vẫn là nhãn hiệu bia bán chạy nhất nước Mỹ, với doanh thu từ sản phẩm Bud Light gần 6 tỷ USD (2012), bỏ xa những nhãn hiệu khác. Với lợi thế từ nghệ thuật bia đầy danh tiếng của Budweiser, Anheuser-Busch InBev đang nỗ lực để tung ra một loạt những sản phẩm Budweiser nhiều chất cồn hơn, mẫu mã đóng gói đa dạng hơn như là Bud Light Plantinum và Black Crown.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 2

3. Vaseline

Năm thành lập: 1876

Lĩnh vực: Sản phẩm chăm sóc da

Công ty mẹ hiện tại: Unilever

Trụ sở hiện tại: Anh

Vaseline được thành lập năm 1870 bởi nhà hoá học Brooklyn Robert A. Chesebrough. Sản phẩm được sử dùng để trị những vết thương ngoài da, vết bỏng, vết cắt. Vaseline vốn chiết xuất từ phế phẩm dầu hoả, không lâu sau khi ra mắt thị trường đã lập tức trở thành sản phẩm nổi tiếng trên toàn cầu. Sau đó, vào năm 1987, tập đoàn cung cấp hàng tiêu dùng đa quốc gia Unilever đã mua Vaseline.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 3

4. Good Humor

Năm thành lập: 1923

Lĩnh vực: Sản xuất kem

Công ty mẹ hiện tại: Unilever

Trụ sở chính hiện tại: Anh

Năm 1923, Harry B. Burt đến từ thị trấn Youngstown, Ohio đã nhận được bằng sáng chế về phương pháp pha chế đồ đông lạnh khi làm đông thành công những que kem có tay cầm bằng gỗ được phủ một lớp socola cứng. Theo như Burt thì phương pháp mới này đặc biệt giá trị ở tính vệ sinh sạch sẽ. Thay vì mở một cửa hàng, Burt  tổ chức những đội xe tải chứa đầy kem có người bán hàng mặc đồ trắng được đào tạo kỹ lưỡng.  Khi nhà sáng lập tài ba này mất đi vào năm 1926, công ty đã được mở rộng hơn trên thị trường và có mặt khắp nước Mỹ. Lipton, một chi nhánh của Unilever đã mua Good Humor vào năm 1961.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 4

5. Hellman’s

Năm thành lập: 1913

Lĩnh vực: Đồ gia vị

Công ty mẹ hiện tại: Unilever

Trụ sở chính hiện tại: Anh

Hellman's được thành lập bởi một người gốc Đức với sản phẩm nước sốt mayonnaise. Năm 1932, đối thủ mayonnaise Best Foods từ bờ biển phía Tây đã thâu tóm Hellman’s. Cùng lúc ấy, công ty Hellman’s vẫn đang phát triển thịnh vượng và đã đang mở rộng kinh doanh ra hầu hết các vùng tại bờ biển phía Đông, tung ra những gia vị mới, bao gồm sốt Tartar và phết Sandwich. Năm 2000, tập đoàn đa quốc gia Unilever mua Best Foods và những công ty con.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 5

6. Purina

Năm thành lập: 1894

Lĩnh vực: Đồ ăn cho thú cưng

Công ty mẹ hiện tại: Nestle

Trụ sở chính hiện tại: Thuỵ Sỹ

Được sáng lập tại St. Louis vào năm 1894 bởi William H. Danforth, George Robinson và William Andrews. Chủ tịch Danforth đã có một cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm cho thú cưng, khi tung ra những sản phẩm dưới dạng viên và đặt lại tên công ty là Ralson Purina. General Mills đã mua mảng kinh doanh ngũ cốc của Ralson vào năm 1997. Công ty thực phẩm đa quốc gia của Thuỵ Sỹ, nhà sản xuất Nestle đã sáp nhập với Ralson Purina vào tháng 12/2001, tạo nên một bộ phận mới với tên gọi Nestle Purina.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 6

7. French’s

Năm thành lập: 1876

Lĩnh vực: Gia vị

Công ty mẹ hiện tại: Reckitt Benckiser

Trụ sở chính hiện tại: Anh

Nhà đồng sở hữu của R.T French, ông Francis French đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh đồ cay của cha mình khi cung cấp thêm gia vị phết mù tạt. Sau khi giới thiệu tại hội chợ ẩm thực thế giới, sản phẩm mù tạt của hãng French đã trở thành nguyên liệu chính trong những bữa ăn của người Mỹ. Theo như nghiên cứu của hãng, khoảng 36% hộ gia đình tại Mỹ có sở hữu sản phẩm mù tạt French. Công ty được mua lại khá sớm bởi J & J Colman có trụ sở tại Anh, từ năm 1926 với trị giá 3,8 triệu USD. Giờ đây, công ty thuộc sở hữu của công ty Reckitt Benckiser, sau khi có thêm hai lần sáp nhập khác.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 7

8. Frigidaire Năm thành lập: 1918

Lĩnh vực: trang thiết bị

Công ty mẹ hiện tại: AB Electrolux

Trụ sở chính hiện tại: Thụy Điển

Công ty tủ lạnh Guardian được thành lập năm 1916, chuyên sản xuất thiết bị tủ ướp lạnh bằng điện tiên tiến. Trước khi có phát minh này, người tiêu dùng thường phải giữ thức ăn bằng những hộp đá lạnh. Chỉ hai năm sau đó, hãng ô tô General Motors đã mua nhà sản xuất tủ lạnh này và đặt tên là Frigidaire. Nhiều thập kỷ sau đó, General Motors thường xuyên cạnh tranh thị phần với Kelvinator và General Electric trong thị trường máy lạnh đầy lợi lộc. Năm 1979, một công ty Mỹ có tên White Consolidated Industries đã mua lại Frigidaire. Tuy nhiên, 7 năm sau đó, công ty lại được nhà sản xuất ứng dụng đa quốc gia đến từ Thụy Điển, AB Electrolux mua lại.

9. Popsicle

Năm thành lập: 1923

Lĩnh vực: Sản xuất kem

Công ty mẹ hiện tại: Unilever

Trụ sở hiện tại: Anh

Popside được quảng cáo là một “vị Mỹ cổ điển”, bắt đầu bước chân vào kinh doanh một cách bất ngờ khi cậu bé Frank Epperson bỏ một cái que vào cốc soda để ngoài nhiệt độ giá lạnh. Từ đó, công ty sản xuất nước trái cây đông lạnh có que cầm tiện lợi ra đời dưới tên Popsicle. Trong quá trình đó, đã diễn ra cuộc chiến gay gắt về pháp lý giữa Popsocle và nhà sản xuất kem thời bấy giờ Good Humor. Cuối cùng, Good Humor đã mua Popside vào năm 1989. Sau này, Unilever tiếp tục mua lại Good Humor, bao gồm cả những chi nhánh con của công ty này.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 8

10. 7-Eleven

Năm thành lập: 1946

Lĩnh vực: cửa hàng tiện nghi

Công ty mẹ hiện tại: Seven & I Holdings, Co.

Trụ sở chính hiện tại: Nhật Bản

7-Eleven là một trong những nhà bán lẻ tiện nghi đầu tiên trên thế giới. Jefferson Green, một người làm công tại vùng Dallas đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình khi cung cấp sữa, bánh mỳ và trứng cho một trong những nhà làm kem ở Nam Texas từ năm 1927. Ngày càng nhiều nhà sản xuất kem, vì vậy thị trường tiêu thụ của Jefferson càng rộng mở. Cho đến năm 1946, những cửa hàng này đổi tên thành 7-Eleven. Ngày nay, 7-Eleven là cửa hàng tiện nghi lớn nhất thế giới.

10 nhãn hàng Mỹ lâu đời bị nước ngoài thâu tóm - 9

Năm 2005, Seven-Eleven Nhật Bản đã hoàn tất hợp đồng mua lại tập đoàn 7-Eleven và trở thành thành viên của Seven & Holdings.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lâm (HuffingtonPost/ZING.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN