Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc điều trị sỏi thận, người đàn ông bị ngộ độc gan nặng

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có chỉ số vàng da tăng cao (bilirubin lên đến 322 micromol/lít, trong khi đó chỉ số bình thường là dưới 17). Siêu âm thận có nhiều sỏi.

Ngày 7/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị vàng da tăng cao do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị sỏi thận.

Cụ thể, bệnh nhân nam, 49 tuổi ở Hà Nội có tiền sử bị sỏi thận nhiều năm. Tuy nhiên bệnh nhân không thường xuyên khám và điều trị.

Người nhà bệnh nhân cho biết, 10 năm trước, bệnh nhân đã từng uống thuốc nam và đái ra sỏi. Từ đó, bệnh nhân không đi khám vì không thấy đau. Gần đây, trong lần đưa người thân đi khám, bệnh nhân quyết định siêu âm, có kết quả sỏi thận nhiều 2 bên.

Sau đó, bệnh nhân về nhờ hàng xóm mua hộ thuốc nam không rõ nguồn gốc, không nhãn mác để điều trị sỏi thận. Uống được nửa tháng, bệnh nhân thấy ngứa trong người, mệt mỏi, ăn kém vàng da tăng dần nên mới đi khám ở cơ sở y tế gần nhà. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ngộ độc gan, chỉ định nhập viện điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, tình trạng không cải thiện nên bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để chữa trị.

Sau nhiều ngày điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân đã được cải thiện. Ảnh BVCC

Sau nhiều ngày điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân đã được cải thiện. Ảnh BVCC

Bệnh nhân được điều trị và theo dõi tại Khoa Viêm gan. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số vàng da tăng cao (bilirubin lên đến 322 micromol/lít, trong khi đó chỉ số bình thường là dưới 17). Kết quả siêu âm thận có nhiều sỏi. Sỏi lớn nhất có kích thước lên đến 2,4cm.

Sau thời gian điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân cải thiện rất nhiều. Các chỉ số men gan và bilirubin cũng giảm gần về trị số bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh viêm gan nhiễm độc, sỏi thận vẫn còn đó và bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa Ngoại tiết niệu, được chỉ định đặt ống thông JJ (một loại ống thông đặt vào niệu quản nhằm mục địch lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang) để hỗ trợ tình trạng tắc nghẽn do sỏi. Về lâu dài bệnh nhân cần can thiệp tán sỏi để giải quyết tình trạng sỏi gây tắc nghẽn.

BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bản chất của thuốc nam rất tốt. Tuy nhiên, khi bảo quản có cơ sở đã dùng diêm sinh hay lưu huỳnh hoặc có một số chất bảo quản, phụ gia khác. Các chất đó có thể gây ra vàng da, men gan tăng cao dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm, không đảm bảo được các chức năng bình thường.

"Khi những chất độc này vào cơ thể, chúng làm hủy hoại tế bào gan, dần dần làm suy giảm chức năng gan. Khi gan không đảm bảo được các chức năng bình thường sẽ dẫn đến suy gan, suy đa tạng như hội chứng não gan, hội chứng gan thận. Khi đó bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê gan, tiên lượng tử vong cao", BS Huyền chia sẻ.

Vì vậy, theo BS Huyền, trước khi uống bất kỳ một loại thuốc gì người dân phải tìm hiểu rõ nguồn gốc. Khi uống mà thấy mệt mỏi, khó chịu thì phải đi khám ngay.

Điều trị sỏi thận bằng cách nào?

Chia sẻ về bệnh sỏi thận, BSCKII Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sỏi thận là căn bệnh phổ biến tại đất nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Sỏi thận hình thành khi nước tiểu cô đặc, nồng độ khoáng chất bên trong nước tiểu tăng cao.

Một bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi nội soi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh BVCC

Một bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi nội soi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh BVCC

Các khoáng chất dư thừa này không được đào thải qua đường tiểu mà lắng đọng lại tại thận. Lâu ngày, từ các tinh thể này liên kết lại với nhau tạo thành một khối tinh thể cứng gọi là sỏi thận.

Các tinh thể này càng để lâu thì kích thước lại càng lớn hơn. Sỏi càng lớn càng dễ gây các biến chứng nguy hiểm không chỉ tại thận mà còn nhiều cơ quan khác. Đặc biệt khi sỏi theo dòng tiểu di chuyển xuống các vị trí khác trong hệ tiết niệu thì sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: ứ nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, teo, xơ thận, suy thận,...

Theo Bác sĩ CKII Trần Thượng Việt, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận như: Điều trị nội khoa bằng thuốc; tán sỏi ngoài cơ thể; tán sỏi ống mềm nội soi; tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.

Vì vậy, khi phát hiện sỏi thận, người dân không nên tự ý uống thuốc nam, thuốc bắc đặc biệt các loại thuốc không rõ nguồn gốc mà nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Ngoại thận tiết niệu để được tư vấn và điều trị. Sỏi thận tùy theo vị trí – kích thước có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau một cách hiệu quả và an toàn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tuyệt vời bao gồm kali, magie và natri có thể giúp giảm khả năng phát triển sỏi thận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.Mai ([Tên nguồn])
Bệnh sỏi thận Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN