Triệu chứng lạ trong chuyện ấy, có hại gì cho con sau này không?

Chúng tôi muốn sinh con thứ 2 nhưng lo sợ nếu theo cách tự nhiên sẽ có hại, bởi trước đây cô ấy dị ứng với... tôi trong chuyện ấy, phải đến bệnh viện xử lý tinh trùng mới có con được.

Bạn đọc T.V.T. (nam, 32 tuổi, TP HCM), hỏi: Lúc mới lấy nhau, vợ tôi có gặp những triệu chứng rất lạ sau "chuyện ấy" như nổi mẩn, ngứa ngáy, sốt nhẹ, có đi khám và bác sĩ nói là "dị ứng tinh dịch". Sau đó 1 năm chúng tôi đã thực hiện IUI tại Bệnh viện Từ Dũ, nghe nói tinh dịch của tôi được xử lý theo cách đặc biệt nào đó trước khi đưa trở lại vào người vợ, chúng tôi mới có con được. Nhưng điều lạ lùng là sau khi sinh cháu đó, có lần chúng tôi quan hệ không dùng bao cao su, cô ấy hình như không còn các triệu chứng lạ và khó chịu trong "chuyện ấy" nữa. Nay con tôi đã 2 tuổi và chúng tôi đang tính chuyện có cháu thứ 2. Xin hỏi có khi nào các "triệu chứng lạ" cô ấy từng gặp có thể tự hết vì... sinh con không? Nếu giờ chúng tôi thử để có con tự nhiên thì có khi nào các vấn đề đó gây hại cho em bé không?

Triệu chứng lạ trong chuyện ấy, có hại gì cho con sau này không? - 1

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống bệnh tật TP HCM, trả lời:

Bạn T. thân mến, nếu tình trạng như bạn mô tả là vợ mình không còn những triệu chứng dị ứng tinh dịch thì đây là điều đáng mừng. Dị ứng nói chung là hiện tượng cơ thể phản ứng với các yếu tố gây dị ứng hay còn gọi là dị ứng nguyên hoặc kháng nguyên, nó có thay đổi do điều trị hoặc do quá trình tự giải mẫn cảm của cơ thể khi đã làm quen được với kháng nguyên.

Dị ứng với tinh dịch cũng có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng (do cơ địa của người vợ) và dị ứng với một hay nhiều thành phần có chứa trong tinh dịch (của người chồng ). Về lý thuyết, cơ thể có thể tự làm quen dần với thành phần dị ứng nguyên hoặc các thành phần đó có thay đổi khiến cho hiện tượng dị ứng ban đầu sẽ giảm dần hoặc mất đi. Cũng trên cơ sở lý thuyết đó mà y học có phương pháp điều trị tình trạng dị ứng bằng cách cho cơ thể tiếp xúc một liều thấp dị ứng nguyên và tăng dần liều để hệ thống miễn dịch cơ thể làm quen và thích nghi. Vợ chồng bạn đã lấy nhau vài năm, việc cơ thể cô ấy may mắn quen dần với các thành phần khiến cô ấy dị ứng trong tinh dịch của bạn là hoàn toàn có thể.

Theo như bạn kể, thì có vẻ dị ứng tinh dịch là nguyên nhân ban đầu khiến các bạn chậm có con, bác sĩ chỉ định làm IUI để hỗ trợ sinh sản. Nếu thực sự tình trạng dị ứng tinh dịch đã hết, các bạn hoàn toàn có cơ hội có bé thứ 2 một cách tự nhiên. Không có chuyện tình trạng dị ứng tinh dịch ngày xưa gây hại cho bé.

Bạn có thể thử lại bằng cách thử giao hợp không dùng bao cao su và theo dõi, nếu có thể thụ thai tự nhiên thì không cần áp dụng bất kỳ biện pháp hỗ trợ sinh sản nào nữa. Tuy nhiên, nếu không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào cả mà vẫn không có thai sau 9-12 tháng thì vợ chồng bạn cần tái khám ở các khoa vô sinh – hiếm muộn để được thăm khám và xét nghiệm tìm nguyên nhân vô sinh thứ phát (đã từng có con, nhưng gặp khó khăn khi cố gắng có thêm con). Vô sinh thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân từ vợ lẫn chồng, có thể hoàn toàn không liên quan đến tình trạng dị ứng tinh dịch của vợ bạn trước đó.

Chúc gia đình bạn nhiều hạnh phúc!

Nguồn: [Link nguồn]

Những tác hại khó lường khi làm ”chuyện ấy” quá sớm, độ tuổi nào mới thực sự sẵn sàng?

Ở nam giới, việc xuất tinh sớm và thường xuyên sẽ làm hao hụt đáng kể số lượng và chất lượng tinh trùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN