Trẻ đã từng mắc COVID-19 có cần tiêm vắc-xin nữa hay không?

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Nhiều trẻ từ 5-12 tuổi đã mắc COVID-19 khi chưa tiêm vắc-xin. Vậy, trẻ có cần tiêm vắc-xin nữa hay không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có 2 luồng uống kiến, một luồng tôn trọng miễn dịch tự nhiên thì trẻ mắc bệnh rồi là có miễn dịch tự nhiên, không cần phải tiêm.

Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng, COVID-19 có thể bị nhiễm lại dù người đó đã mắc bệnh hay đã tiêm đủ liều vắc-xin. Vì vậy họ thiên về ý kiến nên tiêm.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, thời điểm nào nên tiêm là vấn đề đang còn tranh cãi. Có ý kiến cho rằng 3 tháng, có ý kiến cho rằng 6 tháng và một số cho rằng 8 tháng sau khi mắc mới tiêm.

TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, về lý thuyết sau khi nhiễm virus, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, với virus SARS-CoV-2 nghiên cứu cho thấy miễn dịch tạo ra do việc nhiễm tự nhiên yếu.

Trước đây, có bệnh viện từng nghiên cứu việc sử dụng huyết tương của người đã mắc COVID-19 để điều trị thì thấy trong số rất nhiều người đến lấy huyết tương thì 50% không có kháng thể, chỉ 10% có kháng thể ở mức cao.

"Thời điểm đó, một người đã nhiễm bệnh tự nhiên là nhiễm rất sâu, virus ở vùng hô hấp cũng tạo ra miễn dịch mạnh hơn thế nhưng kháng ra thể tạo ra vẫn ít. Trong khi đó, với chủng Omicron người ta thấy nhiễm chủ yếu ở đường hô hấp trên vì thế miễn dịch tạo ra không giống như các chủng trước đây", TS Thái phân tích.

Vì thế, từ trước đến nay các chuyên gia vẫn khuyến cáo dù đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh thì vẫn tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ngay khi có thể. Tương tự với trẻ 5 đến dưới 12 tuổi dù đã mắc bệnh nhưng khi có vắc-xin thì vẫn nên tiêm. Đặc biệt là khi hiện nay biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại nước ta.

Theo TS Thái, dù nhiễm hay chưa nhiễm thì với trẻ em việc tiêm vắc-xin ngay sau đó cũng sẽ tạo ra miễn dịch tốt hơn cho cơ thể để phòng tránh những đợt tái nhiễm sau này. Nếu đã tiêm rồi mà lại nhiễm thì miễn dịch tạo ra rất mạnh hoặc nhiễm rồi mà tiêm bổ sung thì miễn dịch tạo ra cũng rất tốt. Đó là lý do vì sao không cần phân biệt có nhiễm hay không nhiễm trong quá khứ để quyết định việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

“Điều này có nghĩa là dù trẻ có mắc hay không mắc vẫn tiêm phòng. Về việc bao lâu sau khi mắc COVID-19 trẻ có thể tiêm vắc-xin được thì giống như người lớn, nếu trẻ mắc COVID-19 chỉ cần khỏi là có thể tiêm được”, TS Thái cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế chính thức cho phép người nhập cảnh không phải cách ly

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN