Thường xuyên ăn thịt bò tái, cô gái 28 tuổi nhiễm sán dây bò

Bệnh nhân có thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống khoảng 3-4 lần/ tháng.

Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò.

Bệnh nhân L.T.T (28 tuổi, trú tại TP Cẩm Phả Quảng Ninh) bị đau bụng, ngứa hậu môn, đại tiện phân lỏng ra sán, đôi khi sán tự ra đường hậu môn đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Theo chia sẻ, bệnh nhân có thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống khoảng 3-4 lần/ tháng. Dựa trên khai thác thông tin từ người bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò, chỉ định điều trị thuốc đặc trị sán theo phác đồ. Sau 24h theo dõi, bệnh nhân tiếp tục đại tiện ra một đốt sán dây khoảng 3-4cm, sức khỏe ổn định.

Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn – Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám cho bệnh nhân nhiễm sán dây bò.

Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn – Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám cho bệnh nhân nhiễm sán dây bò.

Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn – Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, khi người ăn thịt có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn tái hoặc sống, nang ấu trùng vào ruột người. Sau đó, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, nhờ giác hút, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng.

Tại đây, sán hút các chất bổ dưỡng và phát triển, chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non. Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá..., gây ra các triệu chứng cho người bệnh như đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp... Đặc biệt, sán gây ra cảm giác ghê sợ khi người bệnh nhìn thấy đốt sán chui ra khỏi hậu môn, bò ra ngoài.

Nhóm bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán xâm lấn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng tùy thuộc vào nơi ấu trùng não cư trú.

Ấu trùng tại não: biểu hiện chức năng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí cư trú của ấu trùng như nói ngọng, cơn co giật,đau đầu dữ dội hoặc rối loạn ý thức. Ấu trùng tại mắt: các triệu chứng có thể xuất hiện như tăng nhãn áp, chảy nước mắt, giảm thị lực, song thị, chèn ép sau nhãn cầu,...

Ấu trùng tại cơ vân: dưới da có thể xuất hiện các nang với kích thước từ 0,5 – 2cm và di động dễ dàng, không gây ngứa; các nang ở cơ liên sườn, lưng, ngực hoặc cơ bắp tay, chân có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính, máy, giật cơ,... Nang ấu trùng tại cơ tim: tiếng tim biến đổi, làm tim đập nhanh khiến người bệnh khó thở và dễ ngất xỉu,...

Theo nghiên cứu, tại Việt Nam bệnh sán dây trưởng thành phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12 %; trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây bò chiếm chủ yếu 70-80%, sán dây lợn chiếm tỷ lệ thấp 10-20%. Nguyên nhân bệnh nhân nhiễm sán dây bò hoặc sán dây lợn là do ăn thịt bò, lợn tái, sống có ấu trứng sán còn sống, nở thành sán trưởng thành ký sinh trong ruột non. Sán dây bò có thể sống từ 20-30 năm ký sinh cùng bệnh nhân, kích thước có thể dài tới 4-12m.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống sạch sẽ, “ăn chín, uống sôi”, không nên ăn các thực phẩm (rau, củ, thịt bò, thịt lợn,…) tái hoặc sống; lưu ý các triệu chứng khi nhiễm sán (đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, gầy sút cân…) để được điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh mầm bệnh lây lan cho cộng đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những sai lầm khi ăn uống khiến thận phải ”kêu cứu”, ai cũng ít nhất một lần mắc phải

Trong cuộc sống, có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những thói quen dưới đây có thể gây ảnh hưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN