Thói quen chết người của hàng nghìn người mắc khi ăn thịt bò và rau

Triệu chứng của người ăn thịt bò sống thường có cảm giác khó chịu, bứt rứt.

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét ký sinh trùng trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp là người phụ nữ 64 tuổi (huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Người phụ nữ này thường xuyên ăn thịt bò tái và rau sống. Bệnh nhân bị đau bụng âm ỉ suốt một tuần và phải đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân này bị nhiễm sán dây.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh sán dây trưởng thành chủ yếu gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán (sán dây bò) tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.

Bệnh ấu trùng tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau (có các nốt ở dưới da bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau), nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; hoặc có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt.

Nguồn truyền nhiễm của ổ chứa sán dây trưởng thành sống ở ruột non của người; ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở trong tổ chức của một số động vật có vú như người, lợn, lợn rừng, trâu, bò, lạc đà, cừu, dê, ngựa, thỏ, chó, mèo.

Thời gian ủ bệnh của sán dây trưởng thành khoảng 8-10 tuần, ấu trùng sán dây lợn khoảng 9-10 tuần.

Thời kỳ lây truyền sau khoảng 10 tuần, sán trưởng thành sống trong ruột non của người, những đốt sán già tự rụng ra ngoài hậu môn hoặc theo phân bài tiết ra ngoài. Trong đốt sán có trứng sán, khi đốt rữa ra trứng sẽ giải phóng và nếu người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ gây bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Phương thức lây truyền là người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn/bò trưởng thành ký sinh ở ruột non của người.

Người ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sẽ phát triển thành nang trùng sán trong cơ thể (người gạo); rất hiếm gặp bệnh ấu trùng sán dây bò.

Bệnh sán dây trưởng thành thường liên quan đến tập quán ăn thịt lợn/bò tái hoặc chưa nấu chín. Tuy nhiên, bệnh sán dây bò thường chiếm tỷ lệ cao hơn vì người dân thường ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín hơn thịt lợn.

Người rất ít có miễn dịch với bệnh sán dây trưởng thành và ấu trùng.

Do đó, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần biết về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để chủ động phòng chống bệnh; Chú ý vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước; Xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường: Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh…

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh hãi cả cơ thể chàng trai 18 tuổi chứa đầy sán dây vì thói quen ăn thịt kiểu này

Khi nhìn thấy hình ảnh siêu âm cơ thể của chàng trai này, không ít người sẽ vội vã từ bỏ ngay thói quen ăn thịt heo chín tái của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN