Thói quen xấu tàn phá tim mạch, nhất là khi trời lạnh, nếu còn duy trì cần từ bỏ ngay

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Rất ít người biết rằng mùa đông chính là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây ra bệnh đau tim.

Nguyên nhân khiến người bệnh mắc bệnh tim mạch vào mùa đông gia tăng là do nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, máu không được lưu thông ổn định. Vì thế tim phải làm việc vất vả hơn để giữ ấm cho cơ thể. Nếu tim phải làm việc quá sức sẽ dễ gây ra bệnh đau tim.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ JAMA Cardiology, phân tích thông tin về khoảng 274.000 người sống ở Thụy Điển, nguy cơ bị đau tim là lớn nhất vào những ngày nhiệt độ dưới 0. Một nghiên cứu khác, được công bố trên PLOS One vào năm 2015, cho thấy số cơn đau tim tăng tới 31% trong những tháng lạnh nhất trong năm so với thời điểm ấm nhất.

Thời tiết mùa đông có thể đặc biệt nguy hiểm cho tim nhất là với những người có tiền sử bị bệnh tim và người cao tuổi. Khi nhiệt độ giảm, các mạch máu co thắt lại và máu sẽ chảy nhanh hơn để giúp giữ ấm. Đó là lý do tại sao huyết áp thường cao hơn trong mùa lạnh. Mức cholesterol cũng có vẻ tăng vào giữa mùa đông.

Chỉ số của các chất miễn dịch trong máu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng cũng cao hơn vào mùa đông. Điều này giúp tăng khả năng bảo vệ tự nhiên chống lại mầm bệnh cảm lạnh và cúm, nhưng nó cũng đóng góp nhiều mảng bám hơn vào thành động mạch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Đối với những người đang bị bệnh mạch vành, nhiệt độ thấp có thể gây ra các đợt thiếu máu cục bộ ở tim do cơ tim bị thiếu oxy, gây các cơn đau thắt ngực hoặc thậm chí cơn đau tim cấp.

- Đối với những người bị suy tim, nhiệt độ môi trường giảm nhanh chóng có thể làm các triệu chứng đang tạm ổn lại đột ngột xấu đi, tăng nguy cơ nhập viện và thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

- Đối với những người bị tăng huyết áp, nhiệt độ môi trường giảm nhanh chóng có thể làm huyết áp tăng lên, dễ gây ra các biến chứng tim mạch và hình thành đột quỵ.

- Đối với bất kỳ ai bị bệnh tim mạch, khi trời trở lạnh cần phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt. May mắn, những biện pháp phòng ngừa khá đơn giản và mọi người có thể dễ dàng thực hiện.

Thay đổi các thói quen, phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Đối vớii người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi ngủ dậy, nên vận động nhẹ nhàng 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi, rồi mới ra khỏi giường. Khi tắm rửa, cần tắm nơi kín gió, làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tắm nhanh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với những người mắc bệnh mạn tính: hen phế quản, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... cần nhớ uống thuốc đều đặn, đầy đủ và khám theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi, để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cần tránh ăn mặn. Ngoài ra, nên ăn ít đồ ăn giàu mỡ, nhiều cholesterol, như: thịt mỡ, nội tạng động vật, bơ..., nên ăn đồ luộc, tránh đồ chiên rán và nên ăn nhiều rau, quả, uống nhiều nước.

Trong mùa đông, mọi người nên duy trì tập luyện, tăng cường vận động thể lực. Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục ngoài trời vào lúc sáng sớm, tránh bị cảm lạnh đột ngột; nên tập luyện trong nhà với nhiệt độ phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ cần ngủ vào giờ này, sẽ đẩy lùi bệnh tim mạch như tập thể dục

Theo các nhà khoa học Anh, ngủ quá sớm hay quá muộn đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch - nhóm bệnh gây chết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN