Suýt mất mạng vì ăn canh mật cá trắm

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc vừa titiếp nhận bệnh nhân Đào V.D, 37 tuổi, trú tại Thái Long, TP Tuyên Quang bị ngộ độc mật cá Trắm.

Ngộ độc vì bát canh mật cá trắm

Theo lời kể của gia đình, trưa ngày 15/7, gia đình có nấu canh mật cá Trắm, sau ăn khoảng 01 giờ, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, nôn nhiều ra thức ăn kèm theo đại tiện phân lỏng liên tục. Gia đình đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương và được chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để điều trị.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được các bác sỹ thăm khám kịp thời, chỉ định làm các cận lâm sàng cần thiết và chuyển khoa Hồi sức cấp cứu theo dõi và điều trị.Bác sỹ CKII Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Đối với những trường hợp ngộ độc mật cá Trắm nhẹ, cần rửa dạ dày, dung than hoạt, truyền dịch, dung thuốc lợi tiểu, theo dõi chức năng gan, thận, dùng thuốc chống tiêu cơ vân cấp, chống suy thận cấp…Nếu ngộ độc nặng, không điều trị đúng bệnh và kịp thời sẽ gây suy gan, suy thận cấp, phù phổi, suy đa tạng…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Suýt mất mạng vì ăn canh mật cá trắm - 1

Bệnh nhân đang được điều trị và theo dõi tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang 

Hiện tại, sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân đã hết đau bụng, không nôn, sức khỏe ổn định, đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện.

Mật cá trắm không có tác dụng chữa bệnh

Theo PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc,  BV Bạch Mai trong cơ thể người, mật được tiết ra với lượng vừa đủ giúp cho tiêu hóa thức ăn. Việc sử dụng mật cá, mật động vật từ bên ngoài với nồng độ đậm đặc khiến cơ thể bị nhiễm độc. Ngoài ra, nếu mật bị bệnh, bị nhiễm vi khuẩn, uống mật chính là đưa mầm bệnh vào cơ thể. Các biểu hiện ngộ độc mật cá trắm xuất hiện khoảng 2-4 giờ sau khi nuốt mật.

Cũng theo PGS.TS Phạm Duệ, dù các cơ sở y tế và phương tiện truyền thông đã cảnh báo rất nhiều về những nguy hại của loại mật này, song không hiểu sao người dân vẫn "rỉ tai” nhau để nuốt mật cá trắm. Người dân dùng  mật cá trắm như một loại “thần dược” để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể theo hình thức truyền miệng. Nhiều bệnh nhân nhập viện ngộ độc nặng với tình trạng vô niệu, suy thận, viêm gan, suy gan …

Còn TTND, Lương y  Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y cho biết, mật cá trắm được xếp vào loại độc hại nguy hiểm nhưng lại không có tác dụng chữa bệnh nên tuyệt đối không được dùng. Trong các bài thuốc đông y, chỉ có một số loại mật được dùng để làm thuốc chữa bệnh, nhưng thường được bào chế thành dạng viên. Công đoạn bào chế rất phức tạp, với liều lượng, nồng độ nhất định nên người dân chỉ được sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc với liều lượng và cách chế biến của bác sĩ phù hợp từng bệnh nhân cụ thể.. Tuyệt đối không được chữa bệnh theo kiểu truyền miệng kẻo tiền mất, tật mang.

9 thực phẩm có thể gây ngộ độc khi ăn, chị em nên biết để bảo vệ sức khỏe chồng con

Một số loại thực phẩm có thể gây ngộ độc cho người sử dụng nếu không được chế biến đúng cách.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Yến - H.Nguyên ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN