Sụt 4 kg trong 1 tháng, đi khám phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối

Sự kiện: Bệnh phổi

Ung thư phổi không tế bào nhỏ đang là bệnh ung thư đứng hàng số 1 về tỉ lệ mới mắc tại Việt Nam, bệnh nhân thường vào viện khi bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV).

Sụt 4 kg trong 1 tháng, đi khám phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối - 1

Ảnh bệnh nhân tới khám tại bệnh viện 

Buồn vợ qua đời nên hút thuốc 

Ông Nguyễn Văn Nam, 56 tuổi, Hà Nội vào bệnh viện Bạch Mai khám vì vì ho nhiều và đau ngực.

Ông Nam hơn 1 tháng nay, có biểu hiện: Ho khan liên tục nhiều ngày kèm theo tức ngực, khó thở nhẹ, không sốt, đau xương nhiều vị trí (cột sống, bả vai…). Ăn kém, gày sút cân (4 kg/ 1 tháng). 

Sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán ông Nam bị ung thư phổi tế bào nhỏ, giai đoạn IV, di căn hạch thượng đòn, di căn gan, xương…Ông Nam chia sẻ mỗi ngày ông hút một bao thuốc và đã hút thuốc khoảng hơn 20 năm nay. Ban đầu ông không nghiện thuốc lá nhưng từ khi người vợ qua đời buồn chán sinh ra hút thuốc và từ đó đến nay ông trở nên nghiện thuốc lá.

Theo GS Mai Trọng Khoa – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Giám đốc trung tâm ung bướu và hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai ung thư phổi không tế bào nhỏ đang là bệnh ung thư đứng hàng số 1 về tỉ lệ mới mắc tại Việt Nam, bệnh nhân thường vào viện khi bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV). Điều trị toàn thân là hướng điều trị chủ yếu, bao gồm: hóa chất, xạ trị triệu chứng, sinh học. Lựa chọn và lập kế hoạch điều trị phụ thuộc thể trạng, giai đoạn bệnh và mô học của từng bệnh nhân.

Điều trị hóa chất phù hợp với bệnh nhân thể trạng khỏe, loại biểu mô tuyến nhưng không có đột biến gen EGFR, ung thư loại tế bào vảy… Phác đồ hóa chất có nhóm Platinum đem lại thời gian sống thêm không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ cao hơn so với các phác đồ khác trong nhiều nghiên cứu đã được công bố.

Điều trị sinh học: thuốc điều trị đích ức chế enzyme tyrosin kinanse (TKIs) hoặc chất ức chế tăng sinh mạch (anti-VEGF, Bevacizumab). Nhóm thuốc ức chế tăng sinh mạch là lựa chọn bước 1 với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giai đoạn di căn nhưng không có đột biến EGFR, không phải biểu mô vảy thì có thể điều trị hóa chất phối hợp với Bevacizumab. Tính an toàn và hiệu quả của Bevacizumab (Avastin) trong điều trị bước một cho những bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTPKTBN) và không có tế bào vảy chiếm phần lớn về mô học, đã được nghiên cứu kết hợp hóa trị có platin trong nghiên cứu E4599 và BO17704. Bevacizumab không chỉ được sử dụng điều trị bước 1, mà còn có thể điều trị duy trì bằng Bevacizumab đơn chất hoặc phối hợp với thuốc hóa chất.

Với ông Nam, sau 10 tháng điều trị bác sĩ ghi nhận bệnh nhân tăng cân, ăn uống ngon miệng, đỡ đau xương, cải thiện chất lượng cuộc sống...Trong quá trình điều trị xuất hiện rát sẩn vùng mặt, bệnh nhân đã được điều trị cách ngày và sử dụng corticoid..

Thủ phạm mang tên làn khói trắng 

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng hơn 20.000 ca mắc mới và hơn 17.000 người tử vong do ung thư phổi. Điều đáng nói, người mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hoá. Đặc biệt, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Ung thư phổi nếu phát hiện muộn khó có cơ hội khỏi bệnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cảnh báo thuốc lá gây ra hơn 20 bệnh khác nhau, phần lớn gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời.

Cũng vì thế, nhằm giảm các tác hại của khói thuốc lên sức khỏe, một trong số những biện pháp được coi là hữu hiệu là in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện được. Do đó, quan trọng là ý thức của người dân.

Ông Khuê dẫn chứng, thống kê từ Bệnh viện K cho thấy, hiện tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm 96,8%, không hút thuốc lá chỉ chiếm 3,2%.

Đặc biệt, những nghiên cứu đã chỉ ra khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại chất độc hại và các chất gây nghiện đặc biệt là nicotine. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động.

Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc. Ước tính, mỗi năm người dân Việt Nam đã bỏ ra khoảng 14.000 tỉ đồng chỉ để mua thuốc.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên bỏ thuốc lá bởi nếu bỏ thuốc lá, cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

Cách phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi nên tầm soát giúp phát hiện sớm bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi ([Tên nguồn])
Bệnh phổi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN