Sốc: Bé gái 10 tháng tuổi thủng thực quản, phổi kháng tất cả kháng sinh

Các bác sĩ Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố HCM vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhi 10 tháng tuổi thủng thực quản, tràn mủ màng phổi, cấy mủ ra 2 loại siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh.

Ngày18/07/2018, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố tiếp nhận bé N.T.N.Y., 10 tháng, ở An Giang trong tình trạng sốt cao. Gia đình bé cho biết, trước khi nhập viện  khoảng 1 tuần bé Y sốt cao, ho cơn. Gia đình đã đưa bé đến bệnh viện tại địa phương và được các bác sĩ điều trị kháng sinh, sau hơn 10 ngày, bé vẫn sốt cao liên tục, thở mệt hơn, ghi nhận có tràn mủ màng phổi, và được các bác sĩ đặt nội khí quản giúp thở, dẫn lưu màng phổi và bệnh nhi được chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Sốc: Bé gái 10 tháng tuổi thủng thực quản, phổi kháng tất cả kháng sinh - 1

Bệnh nhi thủng thực quản, tràn mủ màng phổi, cấy mủ ra 2 loại siêu vi khuẩn  kháng tất cả kháng sinh. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố, các bác sĩ sau khi khám và cho bệnh nhi làm một số xét nghiệm, kết quả cho thấy khoang màng phổi có lớp dịch dầy 14mm, dịch dẫn lưu chọc hút xét nghiệm lợn cợn mủ và nhầy trắng đục như súp cua, ghi nhận có sự thông thương đường tiêu hoá và màng phổi trên bệnh cảnh và phim CT, bé được chụp phim thực quản cản quang thì thấy có đường dò thực quản vào khoang màng phổi phải, tổng trạng xấu, nhiễm trùng nặng, trầm trọng hơn khi các bác sĩ nhận được kết quả nuôi cấy dịch màng phổi xét nghiệm đều ra dương tính với 2 loại siêu vi khuẩn đa kháng: Acinetobacter baumanii và Klebsiella Pneumoniae, cả hai đều đề kháng với tất cả các đĩa kháng sinh nuôi cấy. Ngoài ra, bé cũng nhiễm trùng huyết và nhiễm nấm huyết nặng.

Các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi nặng, tràn mủ màng phổi phải, nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm huyết, theo dõi dò thực quản màng phổi, bé sốt kéo dài, tổng trạng xấu, nhiễm trùng toàn thân nặng, nếu để lâu sẽ nguy cơ dò thủng thực quản nhiễm trùng nhiễm độc lan toả trung thất nguy hiểm tính mạng, nên bé được hội chẩn quyết định phẫu thuật cấp cứu.

ThS.BS Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực- Trưởng kíp mổ chia sẻ, trong lúc mổ ghi nhận bé thủng 1/3 đoạn thực quản dưới, có dò màng phổi thực quản, kip mổ đã nhanh chóng cắt đoạn thủng, khâu tận 2 đầu trên và dưới chỗ thủng, mở dạ dày tạm ra da cho bé, rửa và dẫn lưu tháo mủ khoang màng phổi bên phải, sinh thiết mô bệnh gửi giải phẫu bệnh lý. Ca phẫu thuật căng thẳng diễn ra trong vòng hơn 3 tiếng.

Sốc: Bé gái 10 tháng tuổi thủng thực quản, phổi kháng tất cả kháng sinh - 2

Bệnh nhi Y. đang được các bác sĩ Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố HCM tích cực điều trị và theo dõi sát.

Sau phẫu thuật bé tiếp tục được hồi sức tích cực, dùng kháng sinh phổ rộng bao vây, kháng nấm, nằm phòng cách ly và hạn chế nhiễm trùng tối đa. Sau 2 tuần được theo dõi sát, bệnh nhi dần qua được nguy kịch, hiện cháu đã cai máy thở, mủ ở màng phổi đã được xử lý triệt để, giảm sốt, ăn sữa tiêu qua đường dạ dày tạm, tổng trạng khá hơn. Thời gian tới, bé sẽ tiếp tục được theo dõi, điều trị nhiễm trùng và chuẩn bị sẵn sàng cho thì phẫu thuật triệt để - BS Cần cho biết thêm.

Theo  BS CK1. Nguyễn Cát Phương Vũ, tại các bệnh viện lớn ở nước ta những năm gần đây cũng không ít lần ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (kháng hết tất cả các nhóm), như vậy vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.

Vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR: multidrug resistant)MDR Acinetobacter, Klebsiella spp. là các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm, có khả năng gây bội nhiễm ở phổi, máu và nhiều cơ quan nội tạng khác, do đó việc điều trị hết sức khó khăn. Vi khuẩn này có thể sinh sống trên da người và một số nơi trong môi trường ẩm ướt. Đến nay, việc vệ sinh bằng cồn được cho là phương pháp hữu hiệu nhất để tiêu diệt vi khuẩn này.

Chia sẻ về vấn đề kháng kháng sinh BS Vũ cho rằng, Acinetobacter cũng có thể "định cư" hoặc sống trên một bệnh nhân mà không gây ra nhiễm trùng hoặc các triệu chứng, đặc biệt là trong các dụng cụ mở khí quản hoặc vết thương hở. Tuy nhiên, khi hội đủ điều kiện (bệnh nặng phải dùng máy thở, những người có một thời gian nằm viện kéo dài, Acinetobacter gây viêm màng não, viêm phổi và nhiểm khuẩn huyết hoặc nhiễm trùng vết thương, và các triệu chứng khác nhau tùy theo bệnh.

Acinetobacter có thể lây lan cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, chẳng hạn như vệ sinh tay và vệ sinh môi trường là cách duy nhất hiện nay có thể làm giảm nguy cơ lây truyền, BS Vũ khuyến cáo.

Năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa Acinetobacter, Klebsiella vào danh sách các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe con người. Theo khuyến cáo của WHO, việc cơ thể người bệnh kháng thuốc cũng có nguyên nhân do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách. Do đó, để giải quyết tình trạng kháng thuốc, WHO kêu gọi các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết ở cả người và động vật.
 

Những sai lầm cần tránh khi dùng kháng sinh

Kháng sinh là thuốc được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nếu chúng ta lạm dụng, sử dụng sai sẽ làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Mai ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN