Sau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về da

Sự kiện: Sống khỏe

Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tiếp xúc với nước bẩn nơi ngập lụt cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Nếu cơ thể đang có vết thương hở, cần làm sạch, băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thời gian gần đây, miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội thường có mưa lớn khiến nhiều nơi phải chịu cảnh ngập úng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân. Đặc biệt, trận mưa lớn kỷ lục chiều hôm qua (29/5) đã khiến nhiều khu vực của Hà Nội ngập nặng, giao thông một số tuyến đường bị tê liệt, nhiều người đi xe máy phải "bơi" qua dòng nước để về nhà.

Các chuyên gia nhận định, mưa ngập là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát triển, gia tăng nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết và các bệnh về da.

Nhiều khu vực của Hà Nội ngập nặng sau trận mưa lớn ngày 29/5. Ảnh Internet

Nhiều khu vực của Hà Nội ngập nặng sau trận mưa lớn ngày 29/5. Ảnh Internet

Theo BS Nguyễn Thị Thảo Nhi, Bệnh viện Da liễu Trung ương, một số bệnh về da thường gặp trong điều kiện mưa ngập kéo dài như:

Nhiễm nấm da

Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…

Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5. Vào mùa mưa lũ, người dầm nước lũ dễ gặp tình trạng nhiễm nấm kẽ ngón.

Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi vi nấm phát triển.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn

Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng màu vàng hoặc nâu, viêm xung quanh. Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau mưa ngập dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục và ngứa rất nhiều về đêm, bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Viêm da tiếp xúc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tình trạng ngập úng thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước mưa ngập, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay với biểu hiện là các rát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh.

Làm gì sau khi tiếp xúc với những vùng ngập nước?

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh mắc các bệnh về da, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước ngập bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày; mang các dụng cụ bảo hộ nếu phải đi vùng vùng nước ngập, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với nước lũ nếu đang có vết thương hở.

Trường hợp có tiếp xúc với nước bẩn nơi ngập lụt hoặc thường xuyên phải làm việc trong điều kiện ngập nước, cần làm ngay một số việc sau:

- Tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Không mặc quần áo ẩm ướt dễ gây các bệnh ngoài da.

- Nếu tay, chân có vết thương hở, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch; băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.- Trong mỗi gia đình, nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn như: oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B... để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.- Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương da lan rộng. Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách.

Lưu ý: Người đã bị các bệnh về da cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn đồng thời chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh nguy cơ lây lan cho người khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Mùa hè uống nước chanh mật ong nếu chọn đúng 3 thời điểm này sẽ giúp thải độc gan, thận và làm đẹp da hiệu quả

Có 3 khung giờ uống mật ong được cho là hiệu quả nhất, đó là uống vào buổi sáng sớm, cuối giờ chiều và trước khi đi ngủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Khôi ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN