Quan hệ tình dục khi bị hậu COVID, cần chú ý gì?

Những bệnh nhân hậu COVID-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi đồng thời có nhiều yếu tố bệnh lý huyết áp, tim mạch, béo phì... Do đó, nam giới nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình, đặc biệt trong chuyện chăn gối hậu COVID.

1. Tình dục như một tác nhân gây đột quỵ

Đột quỵ là một sự kiện đột ngột và nghiêm trọng đe dọa tính mạng, thường xảy ra do một số vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác. Việc một ai đó bị đột quỵ trong khi sinh hoạt tình dục là điều khá bất thường. Trên thực tế, hiếm khi xảy ra đột quỵ do bất kỳ tác nhân kích thích tức thời nào. Phần lớn, đột quỵ là kết quả của việc tích tụ các vấn đề sức khỏe lâu dài như hút thuốc, tăng huyết áp, mỡ máu và cholesterol tăng cao, bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém hay có những bất thường về đông máu và bệnh tim mạch…

Tuy nhiên, cũng đã trường hợp đột quỵ xảy ra trong hoặc ngay sau khi sinh hoạt tình dục. Người ta cũng ghi nhận rằng hoạt động tình dục ngoài hôn nhân làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ. Điều này là do tỷ lệ đột quỵ gia tăng liên quan đến các yếu tố cảm xúc hoặc tâm lý liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân, hay do ngại ngần gọi cho các cơ sở y tế khi có sự cố về sức khỏe…

Quan hệ tình dục khi bị hậu COVID, cần chú ý gì? - 1

2. Đột quỵ có thường xảy ra khi sinh hoạt tình dục?

Hiện cũng chưa có được dữ liệu hoàn toàn chính xác về việc đột quỵ xảy ra thường xuyên như thế nào trong khi sinh hoạt tình dục. Nhưng nói chung, một cơn đột quỵ ít xảy ra trong hoạt động tình dục hơn trong các hoạt động khác hạn như lái xe hoặc chạy bộ.

Một bài báo khoa học được xuất bản trên Tạp chí Đột quỵ và Bệnh mạch máu não của Mỹ đã đánh giá 290 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ và báo cáo cho biết chỉ có 5 bệnh nhân trong số đó liên quan đến hoạt động tình dục. Con số tương đối thấp này phù hợp với nghiên cứu trước đây về các biến cố khởi phát liên quan đến đột quỵ.

3. Các dấu hiệu cảnh báo và các yếu tố nguy cơ đột quỵ

3.1 Cơn đau đầu dữ dội

Những người bị đột quỵ trong hoặc trong vòng vài giờ kể từ khi hoạt động tình dục thường trải qua một số dấu hiệu cảnh báo trước vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất là cơn đau đầu khởi phát đột ngột, bùng nổ và dữ dội.

Nếu bạn từng bị đau đầu dữ dội hoặc bất kỳ biến thể nào của đau đầu dữ dội trong khi hoạt động tình dục, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện đánh giá y tế kỹ lưỡng. Một số người bị đau đầu dữ dội khi quan hệ tình dục không tiếp tục bị đột quỵ, nhưng khoảng 30-50% người có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

3.2 Phình động mạch não

Hoạt động tình dục cũng là một yếu tố nguy cơ đối với những người bị phình động mạch não, là một dạng mạch máu có hình dạng bất thường trong não. Phình mạch não có thể bị rò rỉ hoặc vỡ ra, gây ra đột quỵ do xuất huyết.

Phình mạch não có thể gây đột quỵ khi quan hệ tình dục.

Phình mạch não có thể gây đột quỵ khi quan hệ tình dục.

3.3 Tuổi tác

Có vẻ như tuổi tác không phải là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ do quan hệ tình dục. Người ta đã báo cáo rằng những người trẻ tuổi không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ điển hình đã nằm trong số những người bị đột quỵ khi quan hệ tình dục.

Rối loạn đông máu, dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng, chứng phình động mạch não, sử dụng thuốc tránh thai và tiền sử hút thuốc dường như đóng một vai trò trong những tình huống hiếm gặp này.

3.4 Sử dụng ma túy

Sử dụng ma túy hay các chất gây nghiện có liên quan đến đột quỵ trong hoặc sau khi hoạt động tình dục. Ngoài ra, việc sử dụng các chất thảo dược để tăng cường chức năng tình dục cũng đã được ghi nhận có liên quan đến đột quỵ.

4. Phải làm gì nếu có triệu chứng của đột quỵ?

Nếu bạn từng bị đau đầu, chóng mặt hoặc bất kỳ triệu chứng thần kinh nào trong hoặc sau khi sinh hoạt tình dục, cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu đối tác/bạn tình có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, thay đổi thị lực, nói lắp, suy nhược hoặc lú lẫn trong hoặc sau khi hoạt động tình dục, điều quan trọng nhất là cần được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết không phổ biến khi quan hệ tình dục nhưng có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn hoặc đối tác của bạn gặp phải những dấu hiệu cảnh báo thần kinh này.

Một số người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp. Rõ ràng là cục máu đông đóng vai trò chính trong đột quỵ hậu COVID-19.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

5. Quan hệ tình dục hậu COVID-19

Ở những bệnh nhân COVID-19, đột quỵ không thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân nhập viện dao động từ 0,4-2,7%, trong khi tỷ lệ xuất huyết nội sọ từ 0,3-0,9%.

Nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Những bệnh nhân nhẹ có nguy cơ đột quỵ < 1%, nhưng với những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt thì nguy cơ này có thể lên tới 6%.

Đột quỵ có thể xảy ra vào thời điểm từ 1-3 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên, đột quỵ cũng có thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc nhập viện của một số bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Sau mắc COVID-19 nếu có những biểu hiện bất thường cần đi khám tại các cơ sở y tế.

Sau mắc COVID-19 nếu có những biểu hiện bất thường cần đi khám tại các cơ sở y tế.

Những bệnh nhân hậu COVID-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi đang đồng thời có nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, rung nhĩ, hút thuốc, béo phì…

Nếu bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ kèm theo, nguy cơ đột quỵ sẽ rất thấp. Do vậy, không cần thiết phải tầm soát đột quỵ một cách thường quy.

Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác kèm theo, việc tầm soát đột quỵ cũng nên tập trung vào mục tiêu cần hướng đến trong việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ này. 

Lúc này việc quan hệ tình dục cũng cần hết sức thận trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, quan hệ tình dục an toàn nhất là sau 14 ngày kể từ khi mắc COVID-19 nếu sức khỏe ổn định, không có dấu hiệu mệt mỏi phải gắng sức trong một số hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vẫn phải sử dụng các biện pháp phòng tránh như sử dụng bao cao su…

Nam giới sau khi mắc COVID-19 nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình, đặc biệt trong chuyện chăn gối. Nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên đi khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tùy trường hợp mà thực hiện một số xét nghiệm đánh giá như hormone testosterol, siêu âm Doppler mạch máu dương vật, đường máu, mỡ máu, chức năng thận… để có hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng là một biện pháp cải thiện sức khỏe và chức năng tình dục hiệu quả.

Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia, không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện.

Tập thể dục ít nhất 15-20 phút/ngày, tập các bài tập cải thiện thông khí phổi.

Ăn nhiều hoa quả, chất xơ. Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ, nội tạng động vật.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi khỏi COVID-19, nam giới có thể làm “chuyện ấy” khi nào?

Nhiều người lo lắng vì một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tinh dịch ở người mắc COVID-19 có chứa dấu vết của virus SARS-CoV-2. Vậy sau khi khỏi COVID-19 có thể quan hệ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh Anh ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN