PGS.TS. Trần Đắc Phu: Việc khống chế dịch cần có thời gian, không thể ngày một ngày hai

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu chúng ta làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 09:46 19/01/2025
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Trong đợt dịch này là diện phong tỏa rất lớn. Đầu tiên là 19 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, và gần đây là Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh khác. Chúng ta làm điều này để tạo vùng đệm, vùng lõi để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng.

Tuy nhiên, khi đã thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng như thế thì ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, đời sống với nhiều thay đổi về đi lại, giao lưu, cấm nhiều chuyến bay, vận chuyển hàng hóa tắc nghẽn… Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu kép thì không phát triển được kinh tế.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (bên phải). 

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (bên phải). 

Chưa bao giờ ngành y tế huy động một lực lượng lớn như vậy. Cả công và tư đều vào cuộc, nhiều tỉnh thành cử cán bộ y tế y tế “chia lửa” với TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Các bệnh viện lớn cũng đều dồn quân cho trận chiến tại TP.HCM. Và không chỉ có ngành y mà cả hệ thống chính trị đang dồn sức để khống chế dịch.

Việc khống chế dịch cần có thời gian, không thể ngày một ngày hai

Dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu chúng ta làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.

Một điều chúng ta đều phải đồng lòng với nhau là việc khống chế dịch tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đòi hỏi phải có thời gian, không thể ngày một ngày hai vì dịch lan ra quá rộng. Đặc biệt, Bình Dương đang ở mức báo động, nếu không thực hiện nghiêm việc phong tỏa sẽ rất dễ rơi vào “vết xe” của TP.HCM.

Trong khi đó, TP.HCM cần phân tích các ca được xác định dương tính là đang ở trong khu cách ly hay trong khu phong tỏa để đánh giá hiệu quả của việc giãn cách, phong tỏa. Để đánh giá số ca dương tính trên thực tế tại cộng đồng có giảm đi một cách thực sự hay không, cũng nhận định chính xác việc triển khai các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả hay không, cần có phân tích dịch tễ thật kỹ càng. Trên cơ sở đó, TP quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Việc xét nghiệm với số lượng lớn là cần thiết không chỉ nhằm phát hiện các trường hợp F0, từ đó khoanh vùng dập dịch, mà còn cung cấp các dữ liệu về nguy cơ. Nhưng cần có kế hoạch xét nghiệm cụ thể. Địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho điều trị, địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho xác định F0 truy vết bóc tách F0, địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho đánh giá nguy cơ, đánh giá hiệu quả giãn cách. Địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng test kháng nguyên nhanh, địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng PCR…; không xét nghiệm tràn lan vừa mất sức, không mang lại hiệu quả. Từ đó, chúng ta có thể lên được bản đồ nguy cơ đến từng địa bàn khu phố, thôn, phường, xã, quận huyện để áp dụng các biện pháp phù hợp.

Hy vọng rằng thành phố sớm được nới lỏng giãn cách để phát triển kinh tế.

Học cách chung sống bình thường với đại dịch

Trong lúc đất nước đang khó khăn như thế này thì cần ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Và cần lưu ý làm gì để đối phó với dịch cần căn cứ trên vấn đề về dịch tễ, về chuyên môn, đánh giá tình hình dịch từ đó có chiến lược phù hợp.

Hiện nay, vùng xanh là vùng an toàn, phải bảo vệ thật tốt, không để dịch lây vào trong. Với vùng đỏ phải thực hiện phong tỏa thật chặt, không để lây ra bên ngoài. Bảo vệ ở đây không phải bằng cấm đoán mà bằng sự kiểm soát chặt, thực hiện hành vi lối sống an toàn, thực hiện 5K… Cố gắng bảo vệ vùng xanh, ngày càng nhân rộng ra càng tốt.

Vì dịch vẫn còn trên thế giới, trong nước vẫn phức tạp, kéo dài. Vì thế, chúng ta vừa làm kinh tế vừa phải chống dịch. Nơi nào dịch đang diễn biến phức tạp thì phải đặt mục tiêu chống dịch lên hàng đầu. Nơi nào đỡ phức tạp thì ưu tiên làm kinh tế. Không vì khống chế dịch mà gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến kinh tế.

Về vấn đề tiêm vắc-xin phải đẩy nhanh tiến độ nhưng lưu ý làm sao đảm bảo tiêm an toàn, an toàn về chống dịch, tránh tình trạng tập trung đông khi xét nghiệm, khi tiêm dễ lây nhiễm bệnh.

Tiêm vắc-xin vừa là quyền lợi được tiêm những cũng là trách nhiệm để đạt miễn dịch cộng đồng. Khi đó, chúng ta mới khống chế được dịch, không để dịch bùng phát lớn.

Vắc-xin phòng COVID-19 là loại vắc-xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Và dù địa bàn nào, địa phương nào đã hết dịch, đã sống chung bình thường với dịch thì vẫn lưu ý rằng bình thường song luôn ở mức nguy cơ cao, không được chủ quan. Các biện pháp phòng chống dịch vẫn cần được tuân thủ.

PGS.TS Trần Đắc Phu

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Đã có 6.000 bệnh nhân COVID-19 được Bệnh viện Dã chiến số 6 TP.HCM điều trị khỏi

Tổng số bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Dã chiến số 6 TP.HCM trên 8.200 trường hợp, trong đó khoảng 6.000 người được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN