Những bệnh ung thư từ miệng mà ra

Sự kiện: Ung thư

Ung thư đường tiêu hóa ở nước ta đang gia tăng chóng mặt, mỗi năm có vài chục nghìn người tử vong vì bệnh lý này. Căn bệnh ung thư đường tiêu hóa thường liên quan chặt chẽ tới thói quen ăn uống, lối sống công nghiệp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, trong những năm qua, ung thư đường tiêu hóa tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Chỉ riêng ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến đường tiêu hóa thì mỗi năm có 8 triệu ca mắc mới loại ung thư này, trong đó có hơn 860.000 ca tử vong và con số này đang không ngừng tăng. Trong đó các quốc gia châu Á chiếm 51,3% tổng số ca mắc trên toàn cầu.

Các bệnh ung thư này gia tăng đều liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.

Theo GS Thuấn khi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh từ toàn bộ đường tiêu hóa bị tổn thương và có nguy cơ ung thư hóa. Bắt đầu từ ngay miệng xuống thực quản tới tận trực tràng. 

Ung thư vòm họng

Bệnh này được đánh giá là có diễn tiến nhanh, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa được kết luận cụ thể nhưng rất nhiều nghiên cứu đã xác định rằng những người nhiễm virus EBV có nguy cơ cao mắc bệnh. Virus EBV thường lây nhiễm qua nước bọt vì thế khi ăn chung, sử dụng chung vật dụng ăn uống như bát, đũa; mớm cơm cho trẻ, hôn môi… sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn này.

Ngoài ra, những người uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn những thực phẩm lên men như dưa, cà muối… cũng dễ bị mắc ung thư vòm họng. Lý do là bởi những thức ăn, đồ uống này khi đi qua họng sẽ gây kíc ứng vòm họng. Từ đó, khiến vòm họng bị tổn thương, lâu dần hình thành khối u ở vòm họng.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa được kết luận cụ thể nhưng rất nhiều nghiên cứu đã xác định rằng những người nhiễm virus EBV có nguy cơ cao mắc bệnh. Virus EBV thường lây nhiễm qua nước bọt vì thế khi ăn chung, sử dụng chung vật dụng ăn uống như bát, đũa; mớm cơm cho trẻ, hôn môi… sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn này.

Ngoài ra, những người uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn những thực phẩm lên men như dưa, cà muối… cũng dễ bị mắc ung thư vòm họng. Lý do là bởi những thức ăn, đồ uống này khi đi qua họng sẽ gây kích ứng vòm họng. Từ đó, khiến vòm họng bị tổn thương, lâu dần hình thành khối u ở vòm họng.

Ung thư dạ dày

Đây là bệnh lý ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến, đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 5 ở nữ giới. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày cao và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày. Chúng có thể lan ra khắp dạ dày và các cơ quan khác của cơ thể như thực quản, phổi, hạch bạch huyết, gan…

Thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý chính là yếu tố cơ bản gây ra ung thư dạ dày. Theo đó, việc thường xuyên dùng thức ăn sẵn, thực phẩm được chế biến dưới dạng nướng, chiên rán, xào hoặc thực phẩm lên men, thực phẩm cay, nóng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… có thể đẩy bản thân tới gần nguy cơ ung thư dạ dày hơn.

Ngoài ra, thói quen ăn uống của đa số người dân Việt Nam là ăn chung bát nước chấm, sử dụng chung bát, đũa, thìa hoặc mớm cơm cho trẻ… cũng là con đường lây truyền vi khuẩn HP – vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ung thư đại trực tràng

Đây là bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Với tỷ lệ tử vong cao thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư vú. Ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi ăn nhiều thịt; uống rượu bia; béo phì làm bệnh ung thư này cũng tăng cao. Trong nhịp sống hiện đại, đôi khi vì bận rộn công việc, rất nhiều người ăn gấp, uống vội. Họ thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, ăn mặn, ăn không đúng giờ giấc… mà không biết rằng đó chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Nguồn: [Link nguồn]

Muốn tránh ung thư nên ăn thật nhiều 15 siêu thực phẩm quen thuộc này

Các chuyên gia khuyên bạn nên thêm một số trong những thực phẩm lành mạnh này vào chế độ ăn uống hằng ngày để giúp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.C ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN