Vì sao trời rét đậm lại gia tăng bệnh nhân đột quỵ?

Sự kiện: Đột quỵ

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh Bắc Bộ trời tiếp tục rét đậm, số người mắc đột quỵ tăng lên 20% so với thời tiết bình thường.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên các tỉnh Bắc Bộ trời tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 9-11 độ C, vùng núi 6-9 độ C, vùng núi cao dưới 4 độ C và có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.

PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, gần như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ vào cấp cứu, đặc biệt vào những ngày trời lạnh số bệnh nhân tăng vọt.

Bệnh nhân đột quỵ nhập viện. (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân đột quỵ nhập viện. (Ảnh minh họa)

Theo TS Hiền, trời lạnh, số người đến khám bệnh tại bệnh viện giảm do người dân không đi khám, nhưng số bệnh nhân đột quỵ lại tăng lên 20% so với thời tiết bình thường. Lý do vì trời lạnh gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp, nhưng người dân lại ngại đi khám nên tỷ lệ đột quỵ tăng lên nhiều.

"Chúng ta biết rằng chỉ số huyết áp tăng 5 mm thủy ngân thì sẽ tăng 7% nguy cơ đột quỵ", TS Hiền nhấn mạnh.

Cũng theo Giám đốc BV Tim Hà Nội, cuộc sống thay đổi, quá nhiều sang chấn tâm lý, công việc hằng ngày căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, kèm theo hút thuốc, ô nhiễm môi trường, tuổi thọ cao, bệnh đái tháo đường, mỡ máu… là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý đột quỵ, đặc biệt là có sự trẻ hóa.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh đột quỵ trong những ngày lạnh người dân cần lưu ý: Giữ ấm khi đi ra ngoài đường, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp thời điểm thời tiết thay đổi. Chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân.

Ăn uống đủ chất, bớt rượu bia, ăn nhạt… để tăng sức đề kháng, sinh hoạt điều độ, lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa.

Uống đủ nước để quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không bị ngưng trệ; Mọi người tránh đi ra ngoài vào ban đêm và thay đổi tư thế đột ngột, tránh gió lùa. Khi ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, đồng thời mặc đủ quần áo ấm. Không nên dậy vào lúc 4-5 giờ sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng.

Với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp thì đảm bảo uống thuốc đầy đủ, có gì bất thường thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Chú ý đo huyết áp thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 10-15 phút, đo khi nghỉ ngơi.

Với người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường đường, bệnh mãn tính rất cần các hoạt động thể lực. Điều này không những giúp bệnh nhân giữ sức khỏe ổn định mà còn giúp giảm hoặc duy trì liều thuốc hiện tại. Vì thế dù trong thời tiết lạnh mà cố gắng duy trì việc tập được đều đặn thì càng tốt.

Tuy nhiên, cần chú ý có giai đoạn khởi động hợp lý, đặc biệt là giai đoạn làm nóng cơ thể, sau đó bỏ bớt đồ và duy trì các bài tập thường xuyên.

Nếu trời mưa, rét đậm thì nên tập trong nhà, nếu muốn ra ngoài trời thì phải lưu ý giai đoạn khởi động trước khi tập và làm nguội sau khi tập, quá trình điều hòa để cơ thể ổn định sau đó mới kết thúc bài tập; Không nên tập thể dục ngoài trời trước 6h30 sáng để tránh bị nhiễm lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những người này có nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục, đặc biệt trong trời lạnh giá

Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khiến nhiều người bị đột quỵ do liên quan đến tập thể dục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN