Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa đông, cảnh báo thể trạng này không nên tắm

Nếu cơ thể đang ở trong trạng thái này, tốt nhất không nên tắm để tránh đột quỵ.

Tắm nước nóng vào mùa đông khiến cơ thể cảm thấy rất thoải mái. Sau khi đắm mình vào làn nước ấm áp, bao mệt mỏi cả ngày trời đều được cuốn trôi, cả người sạch sẽ, dễ chịu. Thế nhưng, ít ai ngờ được trên thực tế có không ít trường hợp thương tâm xảy ra khi tắm vào thời tiết lạnh như thế này.

Trang Sohu đưa tin, một người đàn ông ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc sau một ngày làm việc mệt mỏi, muốn tắm nước nóng để thư giãn cơ thể. Thế nhưng, sau khi tắm xong, ông lên cơn nhồi máu cơ tim cấp, rất may được phát hiện kịp thời nên giữ được tính mạng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bệnh nhồi máu cơ tim cấp không chỉ xảy ra phổ biến ở người cao tuổi mà ở người trung niên, người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải. Ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, trong trường hợp cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, tốt nhất không nên tắm.

Bác sĩ cho biết, trong trường hợp cơ thể đang quá mệt mỏi, nếu tắm rửa quá lâu sẽ khiến tim và não không được cung cấp đủ máu, có thể dẫn tới tình trạng ngất xỉu. Ngoài ra, nếu tắm trong tình trạng này, cơ thể đang thiếu oxy, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể bị đẩy nhanh sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.

Những trường hợp nào không nên tắm?

- Ốm, buồn nồn, tiêu chảy, sốt cao trên 38 độ C không nên đi tắm.

- Sau khi vận động mạnh cần nghỉ ngơi một chút mới đi tắm, không nên ngâm mình ngay sau khi tập thể dục, trừ khi đang bơi.

- Nếu ăn quá no hoặc quá đói cũng không nên tắm, nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng mới đi tắm.

- Không nên tắm sau khi uống rượu.

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa đông, cảnh báo thể trạng này không nên tắm - 2

Ngoài ra, khi tắm vào mùa đông cần chú ý tới thời gian, không nên tắm quá lâu. Thời tiết lạnh khiến nhiều người vào phòng tắm rồi không muốn ra ngoài, có người tắm cả tiếng đồng hồ, điều này khuyến cáo không nên. Vào mùa đông, chỉ nên tắm tối đa 10-15 phút, giảm bớt lượng sữa tắm.

Lợi ích của việc tắm nước nóng

Nếu là một người bình thường, cơ thể khỏe mạnh, không rơi vào những trường hợp khuyến cáo không nên tắm, việc tắm nước nóng vào mùa đông mang lại nhiều lợi ích như sau:

- Giảm căng thẳng

Nước nóng có tác dụng tương tự như xoa bóp cơ thể, giúp giảm căng thẳng, xua tan cảm giác mệt mỏi. Bạn có thể ngâm nước nóng, bật nhạc du dương, chuẩn bị thêm tinh dầu, mọi mệt mỏi trong ngày sẽ biến mất hoàn toàn.

- Thư giãn cơ bắp

Kỳ cọ, xoa bóp cơ thể trong làn nước nóng là cách hiệu quả giúp thư giãn và xoa dịu các cơ bắp đang căng thẳng, giảm đau nhức. Ngâm mình trong bồn nước nóng trước khi tập thể dục cũng có thể giảm nguy cơ bị chấn thương.

Người đàn ông suýt mất mạng khi tắm nước nóng mùa đông, cảnh báo thể trạng này không nên tắm - 3

- Cải thiện giấc ngủ

Theo một số nghiên cứu có liên quan, sau khi ngâm cơ thể trong bồn nước nóng sẽ giúp ngủ ngon hơn.

- Giảm đau

 Tắm nước nóng có thể giảm đau các cơ, khớp, gân. Nếu bạn đang bị viêm khớp, động tác xoa bóp vùng bị đau có thể giúp làm dịu tình trạng cứng khớp.

- Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ngâm cơ thể trong nước nóng tác động mạnh mẽ đến chức năng của mạch máu và huyết áp, giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đặc biệt ở những người bị hạn chế khả năng vận động.

- Cải thiện độ nhạy insulin

Trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu sử dụng liệu pháp nhiệt thường xuyên bằng cách xông hơi khô hoặc tắm nước nóng có thể cải thiện độ nhạy insulin, có lợi cho việc kiểm soát tình trạng tiểu đường.

- Đốt cháy calo

Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, những người tham gia ngâm mình trong bồn nước nóng cao tới thắt lưng trong 1 tiếng, đốt cháy lượng calo tương đương với đi bộ 30 phút. Điều đó không có nghĩa việc ngâm nước nóng nên thay thế cho việc tập thể dục nhưng nó giúp trao đổi chất, đặc biệt đối với những người có vấn đề về sức khỏe, không vận động mạnh được.

Nguồn: [Link nguồn]

2 thời điểm dễ bị đột quỵ nhất trong mùa đông mọi người cần chú ý

Khi thời tiết lạnh, máu đặc và nhớt hơn, nếu không chú ý có thể dẫn tới một số bệnh về tim mạch xuất hiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Healthline, Sohu) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN